V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 2030.
3. Giải pháp về nguồn lực lao động và Khoa học cơng nghệ
Có kế hoạch đào tạo kịp thời, đa dạng hố và mở rộng các hình thức đào tạo theo hướng liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, thực hiện đào tạo theo yêu cầu nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra sử dụng đúng chương trình đào tạo. Phối hợp với các trung tâm đào tạo lớn ở Hà Nội để xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ KHKT có trình độ đại học trở lên cho ngành VLXD học tại các trường hoặc học tại chức tại địa phương. Đồng thời chú trọng đào tạo cán bộ địa chất và khai thác mỏ để bổ sung cho các doanh nghiệp có tham gia hoạt động khống sản. Đào tạo các lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ quản lý về quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong cạnh tranh và hội nhập.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tại chỗ ở các cơ sở sản xuất để nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho công nhân.
Đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề hiện có với trang thiết bị hiện đại khắc phục tình trạng chênh lệch q lớn về cơng nghệ thiết bị trong trường và ngoài thực tiễn.
Đối với các doanh nghiệp khó khăn về nguồn vốn cần thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại hố từng phần từng cơng đoạn sản xuất đặc biệt cơng đoạn có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm. Kiên quyết không nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng.
Có chính sách đãi ngộ các cán bộ KHKT, đầu tư nghiên cứu các loại VLXD mới, ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất VLXD đặc biệt là các chủng loại VLXD mà tỉnh sẵn có nguồn nguyên liệu. Thường xuyên cập nhật, truyền những công nghệ sản xuất tiến tiến, kinh nghiệm sản xuất các loại vật liệu xây dựng.