V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 2030.
1. Giải pháp về vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc phát triển sản xuất VLXD.
việc phát triển sản xuất VLXD.
Như đã tính tốn, nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển sản xuất VLXD ở Bắc Giang đến năm 2015 là 1.833,2 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 2.322,5 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất VLXD ở Bắc Giang không lớn, dự kiến nguồn vốn đầu tư chủ yếu để thực hiện mục tiêu quy hoạch là nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cần xây dựng chiến lược vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở chuẩn bị tốt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của địa phương kèm theo hướng dẫn cụ thể về thủ tục đầu tư, địa điểm, hạ tầng cơ sở, khả năng cung ứng tiện ích cơng cộng, ưu đãi, chính sách khuyến khích đầu tư.
Huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước cần sớm hình thành quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ đóng góp của các hiệp hội giúp các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, có chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất lạc hậu, ô nhiễm môi trường sang các công nghệ hiện đại. Riêng đối với phát triển sản xuất vật liệu xây khơng nung cần có chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi cho doanh nghiệp, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong đơn vị, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn thơng qua thị trường chứng khốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngồi tỉnh bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, đóng góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
Song song với việc giải quyết tốt cân đối về tài chính, cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên việc đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, nạo vét khơi thông luồng lạch và nâng cấp các cảng sông, bến sông để phục vụ cho việc khai thác, sản xuất và vận chuyển VLXD ra ngoài vùng.