CÁ NHÂN VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu LYK_04.02_dt Luat thu y (Trang 27 - 29)

Điều 59. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y trung ương

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y trung ương có trách nhiệm:

a) Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y;

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch vô chủ, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam;

c) Phối hợp với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật để thực hiện việc kiểm tra tại nước xuất khẩu hoặc yêu cầu kiểm dịch theo quy định của nước nhập khẩu tại Việt Nam;

d) Cung cấp các thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho các nước có liên quan khi được yêu cầu.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y trung ương có quyền hạn:

a) Yêu cầu cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật cung cấp các thông tin liên quan và phối hợp kiểm tra tại nước xuất khẩu;

b) Từ chối nhập khẩu vào Việt Nam động vật, sản phẩm động vật không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;

c) Yêu cầu xử lý động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; yêu cầu chủ hàng thực hiện và chịu chi phí.

Điều 60. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y địa phương

1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y trung ương ủy quyền.

2. Quyết định các biện pháp xứ lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật; yêu cầu xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh thú y; yêu cầu chủ hàng thực hiện và chịu chi phí.

Điều 61. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật

1. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:

a) Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được xác định mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh đến đàn vật nuôi trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; bị cảnh báo, không đáp ứng các quy định của Việt Nam; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam;

b) Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, bị cảnh báo của nước nhập khẩu, có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

2. Khi các nguy cơ được quy định tại khoản 1 Điều này đã được khắc phục thì động vật, sản phẩm động vật được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 62. Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm dịch viên động vật

1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Luật này; chấp hành quy trình nghiệp vụ kiểm dịch và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; khi làm nhiệm vụ kiểm dịch viên động vật phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm dịch động vật.

2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cần thiết cho việc kiểm dịch.

3. Hướng dẫn, giám sát chủ hàng đưa động vật, sản phẩm đến địa điểm, khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh khử trùng phương tiện vận chuyển.

4. Thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu trong quá trình kiểm dịch theo quy định.

Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng

1. Chủ hàng có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

b) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

c) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm dịch khi cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y yêu cầu;

d) Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo kiểm dịch; bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định;

đ) Phải báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc nghi ngờ động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch;

e) Không được tự ý đánh tráo, thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật; không tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

g) Không tự ý tháo dỡ niêm phong, thay đổi phương tiện vận chuyển và địa điểm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc tự ý thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển;

h) Chi trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

a) Được cung cấp thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

b) Được cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y hướng dẫn nhận biết, phát hiện các yếu tố gây hại đến động vật, sản phẩm động vật; các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng;

c) Khiếu nại về kết quả kiểm dịch và quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành về thú y.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu LYK_04.02_dt Luat thu y (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w