Điều 105. Thu hồi thuốc thú y trên thị trường, xử lý thuốc thú y bị thu hồi
1. Thuốc thú y phải thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Không đảm bảo chất lượng;
b) Hết hạn sử dụng;
c) Nhãn thuốc thú y không đúng theo quy định tại Điều 105 của Luật này; d) Không có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Khi phát hiện thuốc thú y phải thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về lô thuốc thú y phải thu hồi và có trách nhiệm thu hồi toàn bộ thuốc thú y đó; trường hợp cơ sở sản xuất, nhập khẩu không tự nguyện thu hồi thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc thu hồi.
3. Các biện pháp xử lý thuốc thú y bị thu hồi bao gồm: a) Tái xuất;
b) Tái chế; c) Tiêu hủy;
d) Khắc phục lỗi ghi nhãn thuốc thú y.
4. Thẩm quyền xử lý thuốc thú y bị thu hồi được quy định như sau:
a) Cục Thú y quyết định các biện pháp và thời hạn xử lý thuốc thú y bị thu hồi trên toàn quốc;
b) Chi cục Thú y quyết định các biện pháp và thời hạn xử lý thuốc thú y bị thu hồi trên địa bàn tỉnh.
5. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thuốc thú y bị thu hồi phải chịu mọi chi phí thu hồi và xử lý.
Điều 106. Tiêu hủy thuốc thú y
a) Không có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam; trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 100 của Luật này;
b) Không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng và không thể tái chế; chứa hoạt chất cấm sử dụng;
c) Thuốc thú y giả, thuốc thú y vô chủ, thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ. 2. Trách nhiệm tiêu hủy thuốc thú y:
a) Tổ chức, cá nhân có thuốc thú y phải thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chịu mọi chi phí;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và bố trí kinh phí việc tiêu hủy đối với thuốc thú y vô chủ;
c) Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định tiêu hủy thuốc thú y có trách nhiệm giám sát, xác nhận việc tiêu hủy.