Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014-

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 31 - 33)

ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014-2017

Dàn trải, lãng phí, không hiệu quả là những tính từ quen thuộc gắn liền với các dự án bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong nhiều năm qua. Mặc dù cải cách công tác quản lý đầu tư từ ngân sách Nhà nước đã diễn ra trên mọi góc độ trong hơn 20 năm nhằm đổi mới nền kinh tế từ phân cấp quản lý, đến phân bổ, quản lý giá và vấn đề cấp phát, thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà Nước chưa được cải thiện rõ rệt.

Nhưng một đồng vốn của Nhà nước bỏ ra, hiệu quả thu được bao nhiêu đều có thể được “cân đong” hợp lý nếu cơ chế quản lý, cách nghĩ và hành động dựa trên những nguyên tắc và nguyên lý khoa học và vì lợi ích toàn dân. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư từ ngân sách Nhà nước, huyện Ninh Giang cần đưa ra một vài giải pháp như sau:

Huy động các nguồn vốn đầu tư

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, tập trung vào các nguồn vốn chủ yếu sau đây:

• Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết

cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 25 – 35% nhu cầu vốn đầu tư.

Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thủy lợi…

• Nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và từ dân: Ước tính chiếm khoảng 40 – 45% trong cơ cấu vốn đầu tư.

Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp…(mà nguồn vốn này chủ yếu từ khu vực dân cư và doanh nghiệp của tỉnh).

• Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương khác: dự kiến sẽ đáp ứng được 25-30% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư, khuyến khích các dự án đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.

Lựa chọn ưu tiên đầu tư

Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là vấn đề mấu chốt để thực hiện các mục tiêu của phương án quy hoạch. Vì vậy, trong thời kỳ từ nay đến năm 2017, ngoài phần vốn đầu tư từ ngân sách cần phải chú trọng đến việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi và huy động tối đa khả năng đầu tư từ các nguồn vốn khác cho việc xây dựng các công trình, đồng thời phải xác định mức độ ưu tiên.

Ưu tiên phát triển những cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp với lợi thế của huyện như lúa chất lượng cao, dưa lê, đưa hấu, rau các loại…Phát triển chăn nuôi cho sản lượng và chất lượng cao.

Tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cho các ngành sản xuất và dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế huyện và có nhiều triển vọng như chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, sản xuất đồ gỗ, thủy sản…và các ngành dịch vụ có lợi nhuận cao và thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2017 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w