hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luật Ngân sách nhà nước cũng như các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy định rất chặt chẽ quy trình, cươ chế quản lý đầu tư từ khâu lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp phát quản lý vốn và quyết toán. Nói chung quy trình nhiều khi còn mang tính chất hình thức, đầu tư còn dàn trải theo cảm tính, thất thoát còn lớn, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng còn xảy ra, nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa được sử dụng có hiệu quả. Do đó cần hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước như sau:
Thứ nhất, kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng là vũ khí để đảm bảo chất lượng công việc, chống thất thoát tiêu cực trong đầu tư. Ngăn ngừa phát hiện những sai sót trong lập kế hoạch dự toán đầu tư, bảo đảm chất lượng đầu tư, chống tiêu cực tham nhũng. Thúc đẩy việc khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, Thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu vào đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Giám sát khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Đặc biệt trong cơ chế giám sát cần kiên quyết thực hiện khi dự án chưa làm rõ hiệu quả và tính khả thi không phê duyệt, không điều chỉnh dự án, nội dung đầu tư khi chưa có sự giám sát chặt chẽ và phân tích kỹ các yếu tố điều kiện thay đổi. Không cấp phát vốn tuỳ tiện khi chưa có sự phân tích giám sát chặt chẽ nghiêm sự tuân thủ quy chế.
Thứ ba, kết hợp với cươ quan thanh tra các cấp, các loại hình thanh tra đối với hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cần thay đổi nhận thức đối với công tác thanh tra. Coi đây là công việc quản lý nhằm chống tiêu cực tham nhũng, chống thất thoát lãng phí, do đó mà nó cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi
công kết hợp với thanh tra thường xuyên với thanh tra đột xuất, thanh tra toàn diện với thanh tra cục bộ. Cần phải có thái độ cương quyết, nghiêm túc trung thực thẳng thắn trong công tác thanh tra.
Thứ tư, Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ vai trò của kiểm toán mà trước tiên chúng ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động kiểm toán nhà nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán nhà nước được báo cáo quyết toán các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nếu có thể thực hiện kiểm toán cả dự toán kế hoạch và quyết toán. Mặt khác, cần nâng cao nhận thức và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế lập, thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách nhà nước. Cần đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên đồng thời xây dựng phương pháp kiểm toán tiên tiến hiện đại và trang bị phương tiện hiện đại cho kiểm toán viên.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước. Thanh tra nhằm phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong cươ chế quản lý của Nhà nước, kiến nghị với Nhà nước để khắc phục và xử lý; thực hiện xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra. Thực hiện chặt chẽ khâu lập, thẩm định trước khi trình phê duyệt dự án đầu tư. Sử dụng cươ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra và thẩm tra chất lượng các sản phẩm của tất cả quá trình đầu tư dự án. Thành lập hệ thống mạng lưới kiểm tra chất lượng dự án trong phạm vi cả nước để quản lý, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả dự án và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động dự án.