TRỒNG ĐẬU HÀ LAN SẠCH: 1.1 Giống và thời vụ:

Một phần của tài liệu Dieu tra hien trang MT - SX rau sach (Trang 59 - 60)

1.1. Giống và thời vụ:

Hiện nay diện tích trồng đậu Hà lan tại Đà Lạt còn nhỏ và giống được gieo trồng chính là giống địa phương leo giàn do nông dân tự để giống. Giống này có khả năng chống chịu sâu, bệnh và thích ứng tốt, có thể trồng quanh năm tại Đà Lạt. Hiện chưa có giống nào sinh trưởng hữu hạn (đậu Hàl lan lùn) nào phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu thị trường tại Đà lạt.

1.2. Qui trình trồng và chăm sóc:

1.2.1. Làm đất, bón phân:

Đất trồng đậu cần làm tơi xốp và thoát nước tốt. Trước khi làm đất rải đều vôi với lượng 100 -120 kg/1000 m2, để bảo đảm độ pH 6,5 -7,0. Lên luống cao 0,2 m, rộng 1,3 m (cả rãnh rộng 0,2 m), trồng hai hàng cách nhau 0,50 m hoặc lên luống 0,8 m, trồng một hàng.

Lượng phân bón cho 1000 m2: * Phân hữu cơ:

- Phân chuồng hoai mục : 3 -4 m3

- Lân vi sinh Sông Gianh : 25- 30 kg - Vôi : 100 -120 kg

* Phân đa lượng hóa học: trên nền đất thuộc, có thể bón phân đa lượng theo công thức sau (kg/ha):

Đạm(N) Lân (P2O5) Kali (K2O) Manhê (Mg) 120-160 120-150 120-150 4-5

Quy ra các loại phân đơn chất thông dụng, lượng bón cho 1000m2 tương ứng như sau (kg): Urea Lân super Kali đỏ MgSO4

30-35 80-100 20-25 2,4-3,0 Phương pháp bón phân:

+ Bón lót:. Sau khi lên luống, xẻ rạch và bón vào rạch toàn bộ phân chuồng, phân lân vi sinh, 2/3 lân , 1/6 đạm và 1/5 kali. Trộn đều phân đất và gieo hạt với khoảng cách 25 -30 cm, sâu 3 - 4 cm. Lấp đất tơi xốp.

+ Bón thúc:.

Lần 1 (sau khi cây có ba lá thật) : 1/6 đạm

Lần 2 (sau bón thúc lần 1 một tuần) : 1/6 đạm + 1/5 kali + 1/3 lân Lần 3 (trước khi hoa nở) : 1/6 đạm + 1/5 kali

Lần 4 ( sau khi hái quả lần đầu) : 1/6 đạm + 1/5 kali Lần 5 (sau lần 4 muời ngày) : 1/6 đạm + 1/5 kali

Tùy thuộc vào mức độ sinh trưởng của cây mà trong quá trình bón phân nên bổ sung một số phân bón lá để giúp quá trình chuyển hóa và giảm tích lũy nitrate trong rau. Có thể phun thêm một số loại phân bón lá sau: Komix, Atonik, Wegh. Nên kết hợp vun luống với bón thúc lần 2 và cắm trói cho đậu.

Phòng trừ sâu bệnh: Sâu hại chủ yếu trên cây đậu là sâu xanh, sâu đục quả và ruồi đục quả, chích hút. Để phòng trừ nên dùng các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp, thuốc ít độc với người, gia súc và nhanh phân giải. Trong trường hợp cần dập dịch có thể dùng Supracide (0,1-0,2 %), Scout và Lannate (0,1 - 0,2%) nhưng chỉ ở trong giai đoạn đầu. Khi dùng thuốc cần lưu ý:

- Đối với ruồi vẽ bùa nên phun thuốc vào buổi sáng sớm để hạn chế khả năng hoạt động và luân phiên thay đổi thuốc để hạn chế khả năng quen thuốc của ruồi;

- Kết hợp phun thuốc với chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc; - Trong thời gian thu quả chỉ nên dùng các loại thuốc nhanh phân giải;

- Cắt tỉa bớt lá già bị ruồi chích và đẻ trứng, đem đốt hoặc chôn sâu để giảm bớt mật độ ruồi. Bệnh hại chủ yếu trên đậu là: Bệnh phấn trắng, bệnh rỉ sắt, bệnh cháy lá, bệng lở cổ rễ, bệnh thối rễ và tuyến trùng. Để phòng trừ bệnh thối rễ, lở cổ rễ và tuyến trùng dùng Mocap (0,2 %), Sincosin (0,3%), Rovral (0,2%) theo khuyến cáo. Dùng Ridomyl Mancozeb (0,2%), Benlate (o,2 -0,3 %), Curzate (0,2%), phòng trừ bệnh cháy lá, rỉ sắt. Để phòng trừ phấn trắng dùng Daconil (0,1-0,2%) hoặc hỗn hợp lưu huỳnh vôi (1 kg/ 1kg/ 100 lít nước) phun kỹ dưới mặt lá lúc thời tiết khô ráo.

1.2.3. Thu hoạch:

Không nên thu đậu quá non vì sẽ giảm năng suất, nhưng cũng không nên thu đậu quá già vì chất lượng đậu sẽ giảm. Nếu dùng quả non, thường 3 - 4 ngày thu một lần. Nếu sản phẩm là hạt non, thu 12 - 15 ngày một lần. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt cuống quả không nên bẻ tước quả gây tổn thương cây, quả. Có thể dùng hộp giấy carton hoặc giỏ tre làm bao bì đựng quả. Xếp quả vừa khít để tận dụng không gian nhưng không nhồi ép quá chặt. Tùy nhu cầu thiêu thụ có thể dùng các loại bao bì cao cấp khác.

Một phần của tài liệu Dieu tra hien trang MT - SX rau sach (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w