KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: 2.1 Thử nghiệm A1:

Một phần của tài liệu Dieu tra hien trang MT - SX rau sach (Trang 27 - 31)

2.1. Thử nghiệm A1:

* A1.1

Nhìn chung, cây sinh trưởng khá. Ở các mức đạm cao hơn, cây có sinh trưởng khá hơn. Sâu tơ, xuất hiện sớm, nhưng mật độ quần thể thấp. Ở giai đoạn 70 NST chỉ có 2-3 con /cây (Bảng 1). Với mật độ 2800 cây/1000m2, năng suất khá cao. Trọng lượng trung bình/bắp đạt trên 3 kg/cây. Năng suất lý thuyết đạt từ 96 đến 108 tấn/ha với các khác biệt không có ý nghiã về mạt thống kê. Năng suất thực thu đạt từ 84 đến 101 tấn/ha với khác biệt có ý nghĩa giữa một số công thức thử nghiệm và đối chứng (Bảng 1). Giữa các công thức thử nghiệm các khác biệt là không có ý nghiã. Tuy vậy, có xu hướng chung là năng suất giảm khi lượng phân đạm giảm nhưng chưa thật rõ. Không có tương tác giữa các yếu tố thử nghiệm A và B (Bảng 1).

Dư lượng nitrate ở hầu hết các công thức cao hơn mức cho phép (500 mg/kg) quy định tạm thời hiện nay Nhà nước (Bảng1). Riêng công thức 150 kg N/ha + Agrostim và 150 kg N/ha + Komix BFC là 130 mg/kg và 236 mg/kg, thấp hơn ngưỡng nêu trên. Chế phẩm Agrispon cho sản phẩm có vẻ đẹp chung hấp dẫn, nhưng có biểu hiện kích thích tích luỹ nitrate. Ở tất cả các liều đạm vô cơ, các công thức Agrispon và Agrispon + Sincosin đều cho dư lượng nitrate cao hơn ngưỡng cho phép (Bảng 1). Sincosin được khuyến cáo sử dụng như một loại thuốc phòng trừ tuyến trùng và một số bệnh nấm khuẩn, nhưng được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho đăng ký lưu hành như một chế phẩm điều hòa sinh trưởng và chưa rõ có tác dụng kích thích tích luỹ nitrate hay không trong thử nghiệm này. Quan sát cho thấy Komix BFC ảnh hưởng tăng năng suất cải bắp nhưng cho sản phẩm có màu xanh bạc, ít hấp dẫn.

Hàm lượng các kim loại nặng phân tích được (Pb, Cu, Ni, Mn, Cd ) đều dưới mức cho phép (Bảng 2), chứng tỏ các loại phân bón, nước tưới và môi trường thử nghiệm không chứa nhiều các nguyên tố này. Riêng Cr , hiện không có khuyến cáo về ngưỡng cho phép. Như vậy, mức an toàn về kim loại nặng là rất tốt.

Không phát hiện dư lượng cypermethrin (Polythrin, Cyperin và Decis), ethoprophos (Mocap) (Bảng 3). Trichlorfon (Chlorofos) dư ở mức cho phép (0,002 mg/kg). Methomyl (Lannate) dư ở mức 0,220 mg/kg nhưng không có khuyến cáo về ngưỡng cho phép. Fibronil (Regent) là thuốc mới có hiệu lực cao, đặc biệt là với sâu tơ, nhưng chưa có phương pháp phân tích trong nước và cũng không có khuyến cáo về ngưỡng cho phép. Các loại thuốc trừ bệnh sử dụng là mancozeb (Curzate và Mancozeb) và hydroxide đồng (Funguran), oxychloride đồng (Benlate) ít độc với người và gia súc và được phân tích theo dư lượng Mn và Cu (Bảng 2). Dư lượng các kim loại này đều dưới mức cho phép. Như vậy, với các loại nông dược và phương pháp sử dụng để phòng trừ sâu bệnh trong thử nghiệm này cho sản phẩm cải bắp an toàn về độ độc do nông dược.

Kết quả thử nghiệm cho thấy mức sử dụng phân đạm cho cải bắp tại Đà Lạt hiện nay, 300 - 400 kg N/ha, là quá cao, có nguy cơ dẫn đến dư lượng nitrate cũng quá cao trong sản phẩm, trong khi năng suất tăng không đáng kể, thậm chí không tăng trên lý thuyết. Mức phân đạm 150 kg N/ha trên các nền đất thuộc, phối hợp với sử dụng một số chế phẩm phân bón SHHC theo khuyến cáo, là vừa đủ để có năng suất trên 90 tấn /ha với chất lượng sản phẩm tốt.

* A1.2:

Năng suất cà rốt trong các công thức thử nghiệm đều đạt trên 30 tấn/ha với các khác biệt không có ý nghiã (Bảng 6). Cũng không có tương tác giữa các yếu tố thử nghiệm A và B. Tình hình diễn ra tương tự đối với một số chỉ tiêu sinh trưởng. Trên cây cà rốt, chế phẩm Agrostim có tác dụng gia tăng chất lượng sản phẩm khá rõ. Công thức này có xu hướng cho tỷ lệ củ loại ít hơn và tỷ lệ củ đẹp có

Dư lượng nitrate trong các công thức thử nghiệm đều ở trên ngưỡng cho phép (250 mg/kg sản phẩm), nhưng không có công thức nào vựơt quá mức 900 mg/kg. Trên cây cà rốt, chế phẩm Agrispon có xu hướng làm giảm dư lượng nitrate trong sản phẩm, ở cả ba công thức phân đạm (Bảng 6). Tuy vậy, điều này là không chắc chắn do số lượng mẫu phấn tích quá ít để có cơ sở khẳng định. Kết quả thử nghiệm cho thấy khả năng tích lũy nitrate không hoàn toàn phụ thuộc vào mức phân đạm dùng mà có liên quan đến bản chất cây trồng hoậc bộ phận dùng làm sản phẩm nhiều hơn.

Trong mẫu cà rốt, không phát hiện cypermethrin và profenophos (Polythrin), nông dược duy nhất dùng phòng trừ các loại sâu. Dư lượng các kim loại nặng Pb, Cu, Ni và Cd đều ở dưới mức cho phép, trừ Cd ở công thức A2 + Agrispon. Tuy vậy, mức vượt ngưỡng này không đáng kể (0,01 mg /kg so với mức cho phép là 0,03 mg /kg).

Tương tự kết quả thu được trong thử nghiệm A1.1, có thể thấy rõ mức phân đạm trên 150 kgN /ha mà bà con nông dân thường dùng hiện nay (250-300 thậm chí 400 kg N/ha) là không cần thiết trên các nền đất thuộc để có thể đạt năng suất cà rốt trên 30 tấn/ha. Do khả năng tích lũy nitrate có thể phụ thuộc vào bản chất cây trồng, trong khi có thể tiếp tục nghiên cứu với các liều phân đạm thấp hơn nhằm giảm thiểu dư lượng, nên có quy định phù hợp hơn về ngưỡng cho phép đối với cây cà rốt.

* A1.3.

Khả năng sinh trưởng, kháng bệnh mốc sương và năng suất khoai tây 07 đạt từ 20-24 tấn /ha ở các công thức thử nghiệm với các khác biệt không có ý nghĩa giữa các liều lượng đạm và các loại phân bón SHHC sử dụng (Bảng 6). Cũng không có tương tác có ý nghĩa giữa các yếu tố phân đạm (A) và phân SHHC (B). Như vậy, liều đạm trên mức 150 kg N/ha là không cần thiết để có thể đạt mức năng suất trên 20 tấn /ha trong mùa mưa trên các nền đất thuộc nếu áp dụng đồng bộ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng.

Dư lượng nitrate trong sản phẩm đều ở mức dưới ngưỡng cho phép (250 mg/kg), trừ công thức 150 kg N/ha + Komix BFC, 307 mg/kg. Sự khác biệt này rất có thể là do ngẫu nhiên với các nguyên nhân chưa xác minh được, tương tự như với công thức 150 kg N/ha+Komix của thử nghiệm cà rốt (Bảng 6).

Không phát hiện dư lượng cypermethrin và profenophos (Polythrin), thuốc trừ sâu duy nhất sử dụng để phòng trừ sâu, rệp hại khoai tây. Hàm lượng các kim loại nặng Pb, Zn, Ni, Mn và Cd ở dưới mức cho phép. Tuy nhiên, do sử dụng nhiều Funguran và Benlate để phòng trừ mốc sương, nên dư lượng đồng (Cu) vượt ngưỡng ở một số công thức thử nghiệm (Bảng 7). Tương tự, dư lượng Cr cũng khá cao ở công thức đối chứng và công thức 200 kg N/ha + Komix BFC, với nguyên nhân không xác định. Hiện vẫn chưa có khuyến cáo về mức an toàn của Cr. Để hạn chế tích lũy Cu, rõ ràng không nên sử dụng quá nhiều Funguran và Banlate trong sản xuất khoai tây thương phẩm mà nên phối hợp dùng với các loại gốc Mancozeb và Zineb (Curzate, Mancozeb) một cách hợp lý.

* A1.4

- Thử nghiệm A1.4.1

Đậu Hà lan sinh trưởng, phát triển khá sau mọc. Nhưng sau hai đợt thu quả đầu, do bão lớn và mưa dầm, cây bị bệnh phấn trắng và rỉ sắt nặng, thuốc phun không có hiệu quả, nên các đợt thu quả sau không đáng kể và thử nghiệm không có kết quả về năng suất. Tuy vậy, các số liệu phân tích cho thấy hàm lượng các kim loaị nặng Pb, Cu, Ni, Mn, và Cd trong sản phẩm đều đạt dưới mức cho phép (Bảng 10). Hàm lượng Cr nhìn chung cao hơn ở cải bắp và cà rốt, nhưng hiện chưa có khuyến cáo về mức an toàn.

Dư lượng nitrate đều đạt dưới mức cho phép ở các công thức thử nghiệm, trừ công thức 120 kg N/ha + Agrostim (Bảng 8). Tuy nhiên, phần vượt trội này chỉ ở mức thấp hơn 10 % mức cho phép và rất có thể là do sai số trong quá trình lấy mẫu và phân tích.

Không phát hiện tồn dư của các nông dược sử dụng như deltamethrin, cypermethrin, profenophos. Chlorothanomyl (Daconil) tồn dư ở mức độ 0,042 mg/kg sản phẩm nhưng hiện không có khuyến cáo về mức an toàn. Mancozeb (Mancozeb, Curzate) được phân tích theo Mn với dư lượng rất thấp so với ngưỡng an toàn. Oxycloride đồng phân tích theo Cu với dư lượng không đáng kể so với ngưỡng cho phép ở mọi công thức.

- Thử nghiệm A1.4.2

Nhìn chung giai đoạn đầu đậu Hà lan sinh trưởng tốt. Nhưng sau do bị nhiễm ruồi Liriomyza

nên cây sinh trưởng chậm lại và phần nào đã ảnh hưởng tới năng suất quả tươi. Năng suất đạt từ 6,48 - 8,06 tấn/ha.Không có sự sai khác có ý nghĩa về năng suất giữa các loại phân bón sinh học hữu cơ, nhưng giữa các liều lượng phân đạm sự sai khác về năng suất có ý nghĩa. Ở liều lượng đạm 80 kg N/ha năng suất là thấp nhất, nhưng giữa các liều phân còn lại sự sai khác không có ý nghĩa. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nitrate trong đậu đều đạt dưới ngưỡng cho phép (Bảng 9).

*A1.5

- Thử nghiệm A1.5.1 và A1.5.4: Nhìn chung trong điều kiện mùa khô ở Đà Lạt, cây cà rốt sinh trưởng chậm hơn. Thời gian sinh trưởng kéo dài 127 ngày. Phủ luống 100% vào giai đoạn 90-96 NST. Tuy nhiên, giữa hai liều phân đạm và hai cách bón cũng như sự tương tác giữa liều phân đạm và cách bón đạm không có sự khác biệt rõ rệt. (Bảng 11).

Năng suất thực thu khá cao đạt 43-53 tấn/ha (Bảng 12 & 14). Liều đạm cao cho năng suất cao. Cách bón phân đạm muộn có xu hướng cho năng suất cao hơn, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa (Bảng 12 &14). Cũng không có tương tác có ý nghĩa giữa liều đạm và phương pháp bón.

Tỷ lệ củ loại thấp 5-13% (Bảng 12) và 2-6% (Bảng 14). Màu sắc và vẻ đẹp củ cũng khác nhau không nhiều giữa các công thức. Dư lượng nitrate trong củ nói chung rất thấp. Dư lượng nitrate có xu hướng cao hơn trên nền đất sét nặng (TN A1.5.1), mặc dù dư lượng này còn rất thấp so với ngưỡng cho phép (< 250 mg/ kg sản phẩm). Trên nền đất có cấu tượng vật lý nhẹ (TN A1.5.4), dư lượng nitrate chỉ dao động từ 19-25 mg/kg (Bảng 12 & 14).

- Thử nghiệm A1.5.2: tình hình sinh trưởng cũng diễn ra tương tự như thử nghiệm A1.5.1. Tuy nhiên, ở liều đạm 100 kg N/ha cây sinh trưởng mạnh hơn ở liều đạm 50 kg N/ha (Bảng 15). Sức sinh trưởng ở liều đạm N1 chỉ đạt 6,3-6,8 điểm, còn ở liều đạm N2 đạt 7,0-7,7 điểm. Năng suất thực thu đạt 43-50 tấn/ha (Bảng 16). Nếu so với đối chứng ở cùng một liều đạm, các công thức có sử dụng các chế phẩm phân bón lá sinh học hữu cơ cho năng suất cao hơn (từ 2 đến 9% trên nền N1.0 và từ 2-6 % trên nền N2.0). Tuy nhiên, ở mỗi liều đạm, các công thức có sử dụng chế phẩm SHHC cho năng suất cao khác nhau. Trên liều đạm 50 kg N/ha công thức sử dụng chế phẩm Agrispon cho năng suất cao hơn đối chứng chắc chắn. Ở liều đạm 100 kg N/ha, công thức sử dụng Agrostim cho năng suất cao hơn hẳn đối chứng. Đó cũng là công thức cho năng suất cao hơn tất cả các công thức còn lại, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây.

Kết quả thử nghiệm cho thấy: tăng liều phân đạm làm tăng năng suất, các loại phân bón lá SHHC khác nhau cho năng suất khác nhau và có ý nghĩa. Các chế phẩm Agrispon và Agrostim cho năng suất khác nhau không nhiều. Komix cho năng suất thấp hơn hai chế phẩm này một cách đáng kể (Bảng 14). Tương tác giữa các yếu tố thử nghiệm N và B là có ý nghĩa. Cùng một yếu tố B, nhưng khi tăng liều phân đạm năng suất có xu hướng tăng theo, trừ công thức sử dụng chế phẩm Agrispon. Công thức 100kg N/ha + Agrostim cho năng suất cao hơn chắc chắn so với công thức còn lại (trừ công thức sử dụng chế phẩm Agrispon). Hai công thức có sử dụng chế phẩm Agrispon cho năng suất cao hơn hẳn công thức sử dụng chế phẩm Komix (Bảng 16).

Tỷ lệ củ loại cũng khá thấp 2-5% (Bảng 16). Các chỉ tiêu màu sắc, vẻ đẹp củ và dư lượng nitrate trong củ có xu hướng gia tăng theo liều lượng đạm, các công thức sử dụng chế phẩm Agrispon

nitrate ở càrốt trong mùa mưa. Điều kiện thời tiết rõ ràng cũng có ảnh hưởng đến quá trình tích lũy nitrate của cây trồng.

- Thử nghiệm A1.5.3: Sinh trưởng của cà rốt cũng diễn ra như tình hình chung ở thử nghiệm A1.5.1 và A1.5.2. Nhìn chung các công thức có sử dụng các chế phẩm lân VSHC cho sức sinh trưởng mạnh hơn, cũng như ngày phủ luống 100% sớm hơn so với các đối chứng N1.0, N2.0 và N3.0 (không sử dụng các chế phẩm lân VSHC (Bảng 17).

Năng suất thực thu đạt trên 40 tấn/ha và năng suất lý thuyết đạt trên 50 tấn/ha (Bảng 16). Ở cùng một liều lượng đạm các công thức sử dụng phân lân VSHC cho năng suất cao hơn. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu năng suất thực thu, ở cùng một loại phân VSHC trên các nền đạm khác nhau. Ở liều đạm 50kg N/ha thì ba công thức sử dụng phân lân VSHC đều cho năng suất cao hơn đối chứng chắc chắn. Ở liều đạm 150kg N/ha chỉ có công thức sử dụng lân vi sinh Sông Gianh có năng suất cao hơn đối chứng và cũng là công thức cho năng suất cao hơn tất cả các công thức còn lại (trừ công thức 150 kg N/ha+VS Đà lạt). Với liều phân đạm 100kg N/ha lại không có sự khác nhau về năng suất giữa các công thức (Bảng 18).

So sánh giữa các công thức sử dụng phân lân VSHC với nhau thì: liều lượng đạm ảnh hưởng có ý nghĩa tới năng suất. Hai liều đạm 50 kg N/ha và 100kgN/ha cho năng suất khác nhau không có ý nghĩa, điều này có thể do ảnh hưởng của phân vi sinh hữu cơ. Còn liều đạm 150kgN/ha lại cho năng suất cao hơn hẳn liều hai liều đạm trên. Các loại phân lân VSHC khác nhau, cũng như sự tương tác giữa đạm và phân SHHC đều cho năng suất khác nhau nhưng không có ý nghĩa (Bảng 18).

Tỷ lệ củ loại ở thử nghiệm này cao hơn các thử nghiệm trước từ 4-9%. Màu sắc củ, vẻ đẹp chung và dư lượng nitrate cũng diễn ra tương tự như thử nghiệm A1.5.1 và A1.5.2. Hàm lượng nitrate thấp hơn rất nhiều so với qui định (250mg/kg) và chỉ giao động từ 13-29mg/kg (Bảng 18).

Số liệu bảng 27 cho thấy : ở mỗi liều đạm, các công thức đều cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Nhưng nhìn chung các công thức có sử dụng phân SHHC đều mang lại hiệu quả kinh tế khá hơn đối chứng. Trong tất cả các công thức thử nghiệm thì công thức 150kg/ha+ lân vi sinh Sông gianh cho hiệu quả kinh tế cao nhất (14,15 triệu đồng/ha).

So với thử nghiệm trước (trong mùa mưa), thử nghiệm mùa nắng nói trên có hàm lượng nitrate thấp hơn rất nhiều. Có thể đó là do hiệu qủa của việc kết thúc bón đạm sớm (trước 15 ngày so với thử nghiệm vụ trước), hơn nữa khoảng thời gian cách ly từ khi kết thúc bón đạm đến khi lấy mẫu phân tích là khá lâu (82 ngày), trong khi đó thời gian cách ly này ở thử nghiêm mùa mưa là 40 ngày.

2.2. Thử nghiệm A2:

Cây sinh trưởng khá tốt ở mọi công thức với các khác biệt không có ý nghĩa. Mật độ sâu tơ khá cao ở giai đoạn 60-63 ngày sau trồng, nhưng giảm đáng kể vào giai đoạn 75-80 ngày. Năng suất cao đều ở mọi nền phân chuồng và lân vi sinh với các khác biệt không có ý nghĩa. Năng suất trong thử nghiệm này cao hơn trong thử nghiệm A1.1 vì hai lý do : 1) mật độ trồng cao hơn và, 2) trọng lượng trung bình/bắp cao hơn.

Kết quả thử nghiệm cho thấy không cần dùng phân cá cũng có thể đạt năng suất cải bắp cao trên 100 tấn/ha nếu áp dụng các công thức phân bón đa lượng và vi lượng tối ưu. Phân cá có tác dụng tức thời cung cấp khá đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng từ bản thân xác cá và thông qua tác dụng hóa học giữa Na+ (từ muối NaCl) và hệ keo đất- giải phóng nhanh chóng một số chất dinh dưỡng từ

Một phần của tài liệu Dieu tra hien trang MT - SX rau sach (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w