TRỒNG KHOAI TÂY SẠCH 1.1 Giống và thời vụ:

Một phần của tài liệu Dieu tra hien trang MT - SX rau sach (Trang 55 - 57)

1.1. Giống và thời vụ:

Giống 07 phổ biến nhất hiện nay tại Đà Lạt có khả năng kháng bệnh mốc sương và virus thấp. Vì vậy thích hợp hơn trong vụ Đông Xuân khô lạnh. Vụ Hè Thu, ấm và mưa nhiều, nên trồng giống TK-45.3 hoặc TK-94.2, là các giống có khả năng kháng mốc sương tốt và chất lượng cao.

1.2. Quy trình trồng :

1.2.1. Làm đất, bón phân:

Đất trồng khoai tây phải tơi xốp nhiều mùn, tầng canh tác sâu tối thiểu 25 - 30 cm. Lên luống rộng 1,1m , rãnh 0,2m, cao 0,1m. Đối với vùng đất đồi dốc vào mùa khô nên làm luống chìm ( mặt luống thấp hơn rãnh ). Xẻ hai rãnh cách nhau 0,5m ; rải phân đều vào rãnh và đảo trộn kỹ.

Lượng phân bón cho 1000 m2 : * Phân hữu cơ:

-Phân chuồng hoai mục : 4 m3

-Vôi bột : 50 - 100 kg

-Lân vi sinh Sông Gianh : 25 - 30 kg

* Phân hóa học đa lượng: Tùy độ phì của đất, lượng phân hóa học cân đối cần bón như sau (kg/ha):

Đạm(N) Lân (P2O5) Kali (K2O) Manhê (Mg) 120-150 120-150 150-200 5-7

Quy ra các loại phân đơn chất thông dụng, lượng bón cho 1000m2 tương ứng như sau (kg): Urea Lân super Kali đỏ MgSO4

26-33 75-90 26-33 3-4

Đối với các chân đất mới, nghèo mùn và độ phì thấp, chỉ nên chú trọng tăng lượng phân chồng ( gấp 2 lần). Không nên gia tăng phân hóa học.

Tùy tính chất của đất mà sử dụng lượng phân bón trên cho phù hợp. Mùa mưa cây khoai tây sinh trưởng thân lá mạnh, vì vậy, nên bón mức 120 kg N và 200 kg kali cho diện tích trồng 1000 m2 để tăng sức kháng bệnh của cây và tránh đổ rạp. Tuyệt đối không dùng phân cá, phân rác, phân chuồng, phân bắc chưa qua xử lý, các chất thải công nghiệp và chất thải lò mổ làm phân bón.

Cách bón phân:

+ Bón lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng, lân hữu cơ vi sinh, super lân, ¼ đạm, 1/3 kali và ½ MgSO4.

+ Bón thúc 2: Sau khi cây mọc 14-20 ngày, bón toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp với làm sạch cỏ và lên luống cao 10 cm (muà khô) đến 20 cm (muà mưa).

- Sau khi cây mọc 7-10 ngày phun thêm phân bón lá Agrostim (10 ml / 8 l nước) hoặc Komix VF (30 ml/ 8 l nước) mỗi tuần một lần vào chiều tối. Ngừng phun phân bón lá trước khi thu hoạch 30 ngày.

1.2.2. Trồng và chăm sóc:

Chọn củ giống sạch bệnh, mầm khỏe dài 1,0 -1,5 cm. Trồng hai hàng so le theo hai rãnh đã được bón phân, với khỏang cách 50 x 40 cm (3.800 - 4.000 củ/ 1000m2). Trồng sâu 5-6 cm và lấp củ bằng đất tơi xốp. Sau khi trồng tưới đẫm, sau đó 2-3 ngày tưới một lần, đảm bảo đất luôn ẩm để cây mọc tốt. Mùa mưa cần làm mương rãnh thoát nước tốt để tránh ngập úng, gây thối củ. Bón thúc và làm cỏ đúng thời kỳ đã nêu trên.

1.2.3. Phòng trừ sâu bệnh:

Phòng bệnh là chủ yếu vì vậy cần chú trọng một số công việc sau: - Chọn củ giống kỹ.

- Vệ sinh đồng ruộng tốt.

- Trồng luân canh với các cây khác họ. Chỉ trồng khoai tây trên cùng một lô đất sau ít nhất 3 năm. Luân canh với cà rốt có hiệu quả phòng chống bệnh héo xanh tốt.

Khi sâu bệnh xuất hiện dùng thuốc hóa học để trừ theo nguyên tắc sau. - Thuốc tiếp xúc, dễ phân giải .

- Độ độc với người, gia súc và thiên địch thấp.

- Ngừng phun thuốc sớm, trước thu hoạch 20-30 ngày.

Sâu hại chủ yếu trên khoai tây là ruồi vẽ bùa, sâu xanh, sâu xám, sâu đất và rệp. Mùa hè ấm có thể có nhện đỏ.

* Đối với sâu xám, sâu đất: nếu mật độ thấp có thể bắt, nếu mật độ cao dùng các loại thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp như Polytrin, Decis (10-15ml/8l nước) phun quanh gốc. Các loại thuốc này có hiệu quả phòng trừ tốt đối với rệp và nhện đỏ khi phun trên cây.

* Đối với ruồi vẽ bùa: do khả năng sinh sản và quen thuốc lớn nên cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng trừ sau đây:

- Thời kỳ cây non có thể sử dụng một số thuốc có tác dụng nội hấp nhưng phải ngưng sử dụng 55-60 ngày sau trồng. Giai đoạn sau dùng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc và nhanh phân giải.

- Luân phiên thay đổi thuốc, không sử dụng cùng một loại thuốc quá 2 lần trong vòng 1 tháng. - Phun thuốc và tưới nước vào buổi sáng.

- Thường xuyên cắt tỉa bớt lá già đã nhiễm sâu quá nặng, hủy triệt để ( chôn sâu hoặc đốt). - Có thể dùng tro cây ngũ sắc hoặc tro mạt cưa rắc lên lá khi cây có 3 lá thật. Ac tro 7-8 lần/vụ. Chú ý rắc tro đặc biệt vào thời kỳ nhiều ruồi trưởng thành.

Để phòng chống mốc sương dùng Mancozeb (25 -30 g /8 l nước), Curzate MS (15-20 g/ 8 l nước) hoặc Ridomyl Mancozeb (15-20 g/ 8 l nước) phun định kỳ mỗi tuần hoặc 10 ngày một lần sau khi cây mọc. Mùa mưa phun dày hơn tùy điều kiện thời tiết. Nếu bệnh nặng và mưa nhiều, sau mưa phải phun thuốc có pha chất bám dính. Giai đoạn cây ngừng sinh trưởng và tích lũy có thể dùng dung dịch Boocđô 1% (1% CuSO4 + 1% vôi tôi cho 100 l nước), Funguran (25-30 g/ 8 l nước). Mùa mưa khoai tây thường bị héo rũ do nâm, vi khuẩn và tuyến trùng. Để phòng bệnh trước khi trồng dùng Sincosin (30cc /8l nước) hoặc Mocap (20cc /8l nước) phun xử lý đất. Khi bệnh xuất hiện nhổ bỏ cây

bệnh và rắc vôi bột vào gốc nhổ để tránh lây lan. Dùng Benlate C (25g / 8l nước) phun vào gốc cây khoẻ 2-3 lần /vụ để phòng bệnh.

1.2.4. Thu hoạch:

Tùy thuộc vào giống và mùa vụ, thời gian thu hoạch biến động trong khoảng 90-100 NST. Nên thu hoạch vào những ngày nắng khô, hong phơi củ ngay trên ruộng. Khi xếp củ vào xọt, loại bỏ củ thối hoặc bị xây sát. Nếu cần bảo quản một thời gian, nên hong phơi nơi khô ráo và mát ít nhất 1-2 ngày để giảm bớt nước trong củ trước khi đưa vào bảo quản.

Một phần của tài liệu Dieu tra hien trang MT - SX rau sach (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w