Xã hội hóa chăm sóc dinh dưỡng

Một phần của tài liệu 3. DinhDao_NoiDung (Trang 33 - 34)

Xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, chăm sóc dinh dưỡng nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, bên cạnh sự đầu tư của Chính phủ [2], [32]. Nhiều cách tiếp cận xã hội hóa chăm sóc dinh dưỡng đã triển khai trong thời gian qua rất hiệu quả như phối hợp liên ngành chăm sóc dinh dưỡng; huy động cộng đồng chăm sóc dinh dưỡng và hợp tác quốc tế về dinh dưỡng [4]. Các tác giả Phạm Văn Hoan, Doãn Đình Chiến đã đánh giá hiệu quả hoạt động liên ngành sau 10 năm (1995-2004) can thiệp tại huyện điểm Thường Tín, Hà Tây phát triển vườn, ao, chuồng; hướng nghiệp dạy nghề; giáo dục dinh dưỡng cho thấy trẻ nhẹ cân dưới 5 tuổi đã giảm từ 37,1% xuống 21,1% và trẻ thấp còi giảm từ 38,3% xuống 25,0% [18]. Đánh giá hiệu quả can thiệp lồng ghép tại các xã thuộc tỉnh Bắc Kạn, tác giả Đỗ Thị Hòa và cộng sự cho thấy tốc độ giảm SDD thể nhẹ cân khá nhanh, từ 51,0% xuống 37,1% sau ba năm can thiệp tại xã Tân Lập [17]. Li Y. và cộng sự can thiệp trong 30 tháng dựa vào cộng đồng trên 352 trẻ em dưới 18 tháng dân tộc Dal ở Luxi, Trung Quốc đã giảm SDDTE từ 6-11 tháng tuổi từ 20,5% xuống 13,7% và ở nhóm 12-17 tháng tuổi giảm từ 39,0% xuống 26,4% [104].

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tranh thủ tốt sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như của UNICEF trong chương trình viên nang vitamin A cho trẻ em hàng năm, nuôi con bằng sữa mẹ, chương trình phòng chống bướu cổ [2]; dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em thông qua bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi kết hợp với tẩy giun cho trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 18 tỉnh khó khăn của Việt Nam” do Quỹ xóa đói giảm nghèo Nhật Bản viện trợ [4]. Các dự án này đã đóng góp thiết thực vào việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam [2], [4].

Một phần của tài liệu 3. DinhDao_NoiDung (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w