1.2.1.1. Giáo dục truyền thông tích cực đa dạng hóa bữa ăn
Giáo dục truyền thông tích cực (GDTTTC) nhằm thay đổi hành vi nuôi con đúng cách, giúp bà mẹ có kiến thức, kỹ năng thực hành đa dạng hóa bữa ăn, nhất là ở vùng điều kiện kinh tế khó khăn, biết cách tận dụng các thực phẩm sẵn có (TPSC) ở địa phương cải thiện bữa ăn hàng ngày [36], [123]. GDTTTC là phương pháp truyền thông có sự tham gia chủ động, tích cực của cộng đồng dựa trên nhu cầu, đòi hỏi về các vấn đề sức khỏe ưu tiên ở chính địa phương đó [48], [60]. Cộng đồng cùng tham gia xác định các vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên, lập kế hoạch can thiệp, tham gia các hoạt động nhằm giúp họ thấy được giá trị của từng loại TPSC và sự cần thiết phải đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày, cho đến khâu giám sát và đánh giá kết quả thực hiện [88].
Khung lý thuyết chẩn đoán và can thiệp hành vi sức khỏe được trình bày trên sơ đồ 1.1, trên cơ sở áp dụng mô hình PRECEDE (Predisposing Reinforcing and Enable Constructs in Educational Diagnosis and Evaluation) của Green L.W. [91]. Nghiên cứu đi theo trình tự từ dưới lên bắt đầu ở bước 1 đến bước 5 được gọi là quá trình chẩn đoán hành vi. Sau đó các nhóm can thiệp được thiết kế theo cách tiếp cận đi từ trên xuống, tác động thay đổi hành vi theo 3 nhóm nguyên nhân hành vi: yếu tố tiền đề, yếu tố làm dễ và yếu tố tăng cường [91].
5. Chẩn đoán về quản lý, chính sách: can thiệp được đối chiếu từng mục tiêu hành vi từ bước 3,4. Lập kế hoạch hành động, cấp kinh phí, điều phối
Truyền thông trực tiếp
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Tổ chức cộng đồng, hỗ Truyền thông gián tiếp, đào trợ của dịch vụ y tế tạo, tư vấn...
MÔ HÌNH PRECEDE Yếu tố tiền đề - Kiến thức - Thái độ - Thực hành - Niềm tin - Giá trị Các yếu tố làm dễ - Quy định, luật pháp -Tính sẵn có -Tính tiếp cận -Điều kiện sống -Việc làm
Các yếu tố tăng cường
-Hỗ trợ từ gia đình -Bạn bè -Đồng nghiệp - Cán bộ, nhân viên y tế -Người có uy tín 4.Chẩn đoán giáo dục:
các yếu tố này cần phân tích cho từng hành vi
3. Chẩn đoán về hành vi: mỗi hành vi được xác định như là thời điểm, tần suất, chất lượng, sự tồn tại
2. Chẩn đoán dịch tễ học : xác định bởi nhân viên y tế như là tỷ lệ tử vong, bệnh tật, môi trường sống 1. Chẩn đoán về xã hội: xác định bởi cộng đồng như là thất nghiệp, bỏ học, chất lượng sống
Tạo điều kiện
Các nguyên nhân của hành vi Vấn đề sức khỏe Vấn đề xã hội Tăng cường Các yếu tố môi trường Các yếu tố không liên quan với y tế
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu dựa vào mô hình chẩn đoán hành vi
Khảo sát của Arimond và cộng sự năm 2003 ở Ethiopia [76]; của
Adelheild W. và cộng sự năm 2008 ở châu Phi [72] thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa đa dạng hóa bữa ăn với tình trạng dinh dưỡng trẻ. Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 đã đề ra giải pháp
đa dạng hóa bữa ăn nhằm cải thiện tình trạng SDDTE [2]. Phong trào “Vườn-Ao-Chuồng” theo báo cáo của Lê Thị Hợp năm 2003 đã tăng lên đáng kể chất lượng khẩu phần ăn hàng ngày về Protein/Lipit/Gluxit của người Việt Nam tương ứng giữa năm 1987 (12,3%/8,4%/79,3%) và năm 2000 (13,2%/12,0%/74,8%) [96]. Nguyễn Minh Tuấn đã can thiệp dinh dưỡng 18 tháng (2006-2008) bằng bữa ăn thị phạm được tổ chức luân phiên tại các hộ gia đình dân tộc Sán Chay đã giảm SDDTE cả 3 thể so với nhóm chứng, p<0,05 [60]. Như vậy, TTGDTC là một phương pháp hiệu quả, được áp dụng rộng rãi trong các chương trình, dự án can thiệp dinh dưỡng.
1.2.1.2. Tiếp thị xã hội chăm sóc sức khoẻ
Tiếp thị xã hội là việc ứng dụng các kỹ thuật tiếp thị thương mại để phân tích, lập kế hoạch, điều hành và đánh giá các chương trình thiết kế để tác động tới hành vi tự nguyện của đối tượng đích nhằm cải thiện lợi ích (bao gồm sức khỏe) của cá nhân họ và của cả xã hội [84]. Đặc điểm chính của tiếp thị xã hội là một ngành riêng biệt trong lĩnh vực tiếp thị, nhằm mang lại lợi ích cho cả xã hội lẫn đối tượng đích [93]; với các nguyên tắc cũng như kỹ thuật được tiếp thị thương mại xây dựng, phát triển, đặc biệt là chiến lược hỗn hợp tiếp thị “4P”, bao gồm: sản phẩm (Product), giá cả (Price), địa điểm (Place) và quảng bá (Promotion) [84]. Một can thiệp tại Indonesia năm 1996 của Pee S.C. và cộng sự về tiếp thị xã hội đã làm tăng tiêu thụ các loại rau xanh giàu hàm lượng sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu dinh dưỡng [114]. Can thiệp của nhóm Khan N.C. và cộng sự tiến hành năm 2000 bằng tiếp thị xã hội thấy tỷ lệ mua và sử dụng viên sắt của phụ nữ không có thai đạt từ 55% đến 92%, tỷ lệ uống viên sắt miễn phí của phụ nữ có thai gần 100% [102]. Huỳnh Nam Phương đã tiếp thị xã hội tại tỉnh Hòa Bình trong 6 tháng, làm tăng tỷ lệ uống viên sắt của phụ nữ có thai ở NCT (92,4%), cao hơn so với NĐC (69,8%) [50].
1.2.1.3. Bổ sung sữa, bột dinh dưỡng
Bổ sung sữa, bột dinh dưỡng trong nuôi dưỡng trẻ hàng ngày luôn được các bà mẹ quan tâm và được nhiều tác giả đầu tư nghiên cứu về hiệu quả của nó đối với việc cải thiện tình trạng SDD, bệnh tật trẻ em [49], [87], [90]. Lê Thị Hợp và cộng sự can thiệp 4 tháng bằng PediaPlus và sữa bò cho trẻ ở Yên Thế, Bắc Giang thấy tỷ lệ thiếu máu ở nhóm dùng PediaPlus giảm đáng kể ở cuối can thiệp (chỉ còn 2,0% so với 19,0% ban đầu), cao hơn so với nhóm dùng sữa bò (giảm từ 22,0% xuống 17%) [23]. Phạm Văn Phú đã can thiệp tối thiểu ngày 2 lần trong 6 tháng bằng thức ăn bổ sung vi chất (bột Favina) đã làm tăng cân nặng của trẻ gái (1,47±0,51 kg) so với nhóm chứng (1,16±0,39 kg, p<0,05) và thức ăn bổ sung men (bột gạo+Favilase) đã làm tăng thêm chiều dài ở trẻ trai (8,2±1,1 cm) so với nhóm chứng (7,6±1,1, p<0,001) [49]. Vũ Thị Thanh Hương (2010) bổ sung 18 tháng Davin-kid, dạng gói cốm chứa đạm và vi chất dinh dưỡng đã cải thiện chiều cao trung bình của nhóm trẻ nam hơn nhóm chứng 2,7 cm và của trẻ nữ cao hơn nhóm chứng 1,6 cm; cũng như tăng cân nặng trung bình được 4,5 kg, cao hơn (p<0,05) nhóm chứng [28]. Girma A. và cộng sự (2010) cho trẻ từ 7 đến 59 tháng tuổi ở Ethiopia ăn bột ngô giàu Lyzin đã tăng chiều cao 0,63 cm/tháng, cao hơn nhóm trẻ ăn bột ngô thông thường tăng 0,55 cm/tháng [90]. Abiodin P.O. bổ sung sữa đậu nành ở Nigeria [71]; Hol J. và cộng sự dùng sữa bò có prebiotic [94] cũng đã cải thiện có ý nghĩa tình trạng SDDTE.