Hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu 22.-Luận-án-Pháp-luật-về-mua-lại-và-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 137 - 138)

Kết luận chương

4.1.4. Hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là “... đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế...”. Thực hiện Cương lĩnh, Nghị quyết của Đảng, Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, là thành viên của Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 1999, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006... Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia nhiều cam kết quốc tế về đầu tư hoặc liên quan đến đầu tư, bao gồm: các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết với 55 nước; các cam kết khác liên quan đến đầu tư như Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của WTO, các Hiệp định về dịch vụ trong WTO và FTA, Hiệp định thành lập tổ chức bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, v..v…

Việt Nam hội nhập thế giới và khu vực là một xu thế tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa. Nền tảng pháp lý để Việt Nam hội nhập quốc tế là việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực NHTM phải đảm bảo sự hài hòa với thông lệ quốc tế, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Nhìn chung, các Hiệp định, cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động về mua lại, sáp nhập đều thể hiện dưới hình thức quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc được thể hiện dưới dạng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện thương mại, thâm nhập trong các ngành, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam. Pháp luật về mua lại, sáp nhập doanh nghiệp của Việt Nam phần nào đã đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới trong việc cam kết mở cửa dịch vụ khi gia nhập WTO, mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội để nhà đầu tư Việt Nam thâm nhập vào thị trường các quốc gia khác. Tuy nhiên, một số quy định pháp luật của Việt Nam vẫn chưa tương đồng với pháp luật các nước khi điều chỉnh về hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp.

Việc hoàn thiện pháp luật về mua lại, sáp nhập NHTM, phải đảm bảo được các mục tiêu sau đây: Tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động mua bán, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng vốn và các nguồn lực khác của đất nước nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; tạo hành lang pháp lý để thu hút vốn từ nước ngoài thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập và tổ chức lại doanh nghiệp; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát hiệu quả của nhà nước đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, phát huy tính cạnh tranh của các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu 22.-Luận-án-Pháp-luật-về-mua-lại-và-sáp-nhập-ngân-hàng-thương-mại-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w