Quản lý môi trường

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG (Trang 37 - 40)

4. SỰ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở

4.3 Quản lý môi trường

Theo quy định của Luật BVMT năm 2005, trách nhiệm QLNN về môi trường được giao cho các cơquan trung ương (CP, bộ, cơquan ngang bộ, cơquan thuộc CP) vàCQĐP(xem Hộp 4.8). Đối với BQL KKT, pháp luật quy định việc tổ chức cơ quan chuyên môn về BVMT trực thuộc và trách nhiệm của BQL đối với nhiệm vụ QLNN về môi trường (Hộp 4.9), trong đó BQL được thực hiện một số chức năng theo ủy quyền và giữ vai trò là cơ quan chủ trì trong việc phối hợp để thống nhất quản lý trên địa bàn KKT. Ngoài ra quy định về BVMT còn có ở 32 Theo quy định, UBND các xã chỉ được bố trí 01 công chức phụ trách 04 mảng công tác: địa chính, xây dựng, nông nghiệp và môi trường trên địa bàn. Đến tháng 6 năm 2010, Bộ Nội vụ cho phép chức danh này được bố trí tối đa 02 người (trước đó, cuối năm 2009 UBND tỉnh đã cho phép tăng cường thêm 01 cán bộ địa chính hợp đồng cho các xã trên địa bàn KKT) nhưng vẫn bị khống chế số lượng công chức tối đa ở cấp xã nên không đáp ứng được yêu cầu.

33 Từ năm 2005 đến 2011, không ghi nhận được trường hợp xử phạt vi phạm hành chính về đất đai nào của UBND các xã trên địa bàn KKT. Đối với nhà đầu tư trong KKT, Thanh tra Sở TNMT chỉ tập trung 02 đợt kiểm tra (năm 2006 và 2009), đến nay cũng chỉ có 10 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn theo kết luận của đoàn thanh tra liên ngành tỉnh vào năm 2006. Nguồn: UBND huyện Bình Sơn và Thanh tra sở TNMT.

rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau do các cơ quan trung ương ban hành, tuy nhiên các nội dung còn bất cập, việc thực thi gặp nhiều hạn chế, vướng mắc (Bảng 4.1).

Hiện trạng môi trường của KKT Dung Quất theo kết quả giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại thời điểm năm 2010 đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước và không khí (Bảng 4.2) nhưng kết quả QLNN lĩnh vực này từ năm 2005 đến 2011 cho thấy công tác quản lý môi trường chưa được thực hiện thường xuyên (Bảng 4.3).

Trên địa bàn KKT Dung Quất ngoài các cơ quan được trao chức năng chính trong QLNN về môi trường, còn có rất nhiều cơ quan liên quan được giao trách nhiệm quản lý môi trường chung hoặc theo ngành, lĩnh vực34. Quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong lĩnh vực BVMT đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành vào tháng 4/2011 nhưng việc thực hiện trên thực tế vẫn có nhiều vướng mắc, một phần do các quy định mới của CP, Bộ TNMT và cả của UBND tỉnh, một phần do quy chế chưa phân loại rõ ràng các nhóm công việc phối hợp và cách thức phối hợp, trách nhiệm cụ thể của mỗi bên:

(i) Quy chế phối hợp xác định Sở TNMT là cơ quan đóng vai trò đầu mối, chủ trì trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về BVMT tại KKT Dung Quất. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP trao quyền chủ trì cho BQL KKT nhưng thực tế BQL không làm vai trò chủ trì. Thêm vào đó là hạn chế về nhân sựlàm công tác BVMT ở Chi cục BVMT thuộc Sở TNMT, ở Thanh tra sở TNMT và Phòng TNMT huyện Bình Sơn35 nên thực thi việc quản lý không được thường xuyên như đã thấy ở Bảng 4.3.

34 UBND tỉnh, Sở TNMT, Chi cục BVMT (thuộc Sở TNMT), Công an tỉnh (Phòng cảnh sát Môi trường), Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, UBND huyện Bình Sơn, Phòng TNMT huyện Bình Sơn, UBND các xã trên địa bàn và BQL KKT Dung Quất.

35 Đến cuối năm 2011, Chi cục BVMT có tất cả 17 người, trong số đó cán bộ làm chuyên môn BVMT chỉ có 8 người, phụtrách toàn tỉnh; Thanh tra sở TNMT cũng chỉcó 03 người làm nhiệm vụthanh tra về đất đai, môi trường và khoáng sản trên toàn tỉnh; Phòng TNMT huyện Bình Sơn có 01 cán bộ chuyên môn phụ trách mảng môi trường trên địa bàn huyện; các xã trên địa bàn không có cán bộ chuyên môn về môi trường.

(ii) BQL KKT được UBND tỉnh ủy quyền thẩm định và phê duyệt ĐTM trên địa bàn, nhưng đến cuối năm 2011 BQL không còn được thực hiện chức năng này36. Cùng với đó là việc xác nhận bản CKBVMT vẫn do UBND huyện Bình Sơnthực hiện dù BQL có tổ chức bộ phận chuyên môn về môi trường và pháp luật cho phép ủy quyền. Trên thực tế BQL chỉ còn làm 02 việc: thu phí xả nước thải và tham gia cùng các cơ quan chức năng kiểm tra việc chấp hành quy định về BVMT. Tuy nhiên do không là cơ quan chủ trì nên BQL phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch của các cơ quan khác trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường, trong khi theo quy định cơ quan nào phê duyệt ĐTM và xác nhận CKBVMT thì cơ quan đó tổ chức kiểm tra việc tuân thủ báo cáo ĐTM và các biện pháp BVMT. Trong quy trình kiểm tra, phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm về môi trường (Hình 4.4), thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính37 là quan trọng nhất. Dù BQL được trao chức năng xửphạt vi phạm hành chính nhưng như đã phân tích ở mục 1 phần này, BQL không có thẩm quyền xử phạt và không được nhận ủy quyền.

(iii) Đối với việc kiểm tra ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và các cơ sởmà UBND huyện xác nhận bản CKBVMT do UBND các xã và Phòng TNMT huyện Bình Sơn thực hiện. (iv) Đối với việc cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải 38, trước đây thẩm quyền này được Bộ TNMT phân cấp trực tiếp cho Sở TNMT, đến tháng 4/2011 được Sở phân cấp lại cho Chi cục BVMT, hiện không có quyđịnh ủy quyền tiếp, vàđây không phải là thẩm quyền của UBND tỉnh 39. Như vậy Bộ TNMT không trao thẩm quyền này cho UBND tỉnh, nhưng cũng không có hướng dẫn ủy quyền lại nên việc UBND tỉnh ủy quyền cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải cho BQL KKT Dung Quất hiện nay là không đúng, dù đang được BQL thực hiện.

36 Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, có hiệu lực từ ngày 05/6/2011: việc thẩm định ĐTM phải do Hội đồng thẩm định (UBND tỉnh thành lập) thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt. Thay đổi này đã được UBND tỉnh cập nhật trong Quyết định 26 năm 2011 quy định lại chức năng, nhiệm vụ của BQL.

37 Chủtịch UBND tỉnh, Thanh tra viên và Chánh Thanh tra Sở TNMT, chiến sĩ cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBND xã.

38 Căn cứ để quản lý chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

39 Theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ TNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại, ngày 26/12/2006 (sau này bị thay thế bởi Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ TNMT quy định vềquản lý chất thải nguy hại, ngày 14/4/2011).

Như vậy, dù được ủy quyền và trao chức năng chủ trì trong QLNN về môi trường theo đúng tinh thần là cơ quan đầu mối trong QLNN trên địa bàn KKT, nhưng các quy định của trung ương lại có những nội dung phân cấp, trao quyền không nhất quán dẫn đến sự rối rắm của địa phương, làm cho việc phụ thuộc hoàn toàn của BQL vào các cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương. Hơn nữa, BQL không có chức năng xử phạt và quy chế phối hợp chưa chỉ rõ nhóm công việc cũng như quy trình thực hiện cũng làm giảm hiệu quả của công tác phối hợp, làm mờ vai trò của BQL trong QLNN về môi trường trên địa bàn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w