Quản lý lao động

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG (Trang 40 - 42)

4. SỰ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở

4.4Quản lý lao động

Nội dung QLNN về lao động trên địa bàn các KKT gồm tất cả các mảng từ thu thập thông tin, thực hiện thủ tục hành chính về lao động, thanh tra, kiểm tra đến giải quyết tranh chấp lao động (Hộp 4.10). Trong khi đó nhiệm vụ QLNN về lao động của BQL chỉ giới hạn ở một số nội dung nhất định (Hộp 4.11), và BQL KKT thực hiện các nội dung này theo ủy quyền của Sở LĐTBXH.

Với sốlượng doanh nghiệp hoạt động và số lao động thường xuyên trên địa bàn cùng với lao động trong giai đoạn xây dựng công trình của các dự án trên KKT (Bảng 4.4) đã phát sinh một khối lượng lớn công việc liên quan đến quản lý lao động trên địa bàn. Dù từ năm 2008 đến năm 2011 BQL đã thực hiện được nhiều việc (Bảng 4.5), tuy nhiên công tác QLNN về lao động trênđịa bàn vẫn còn bất cập.

Cấu trúc thẩm quyền trong QLNN về lao động được phân cấp cho địa phương theo hai chiều: CP, Bộ LĐTBXH phân cấp cho UBND tỉnh, UBND huyện và Bộ LĐTBXH phân cấp cho Sở LĐTBXH. BQL KKT Dung Quất thực hiện nhiệm vụ của mình theo ủy quyền từ Sở LĐTBXH, nhưng trong Biên bản ủy quyền ký năm 2010 của Sở cho BQL lại thiếu nội dung cấp phép cho lao động nước ngoài trên địa bàn KKT, trong khi trước đó BQL đang thực hiện tốt việc này (Bảng 4.5), đảm bảo vai trò đầu mối trong hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn. Việc áp dụng thiếu căn cứ của Sở LĐTBXH làm giảm đi vai trò hỗ trợ doanh nghiệp của BQL KKT, ảnh hưởng đến sự chủ động của BQL trong quản lý lao động trên địa bàn.

Tình trạng phân chia thẩm quyền cung ứng dịch vụ công không căn cứ trên sự thuận tiện cho doanh nghiệp cũng diễn ra trong việc tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận an toàn lao

động, vệ sinh lao động. Theo nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn, BQL KKT đã tổ chức tập huấn cho người sử dụng lao động về công tác này nhưng lại không được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động mà phải báo cáo với Sở để xem xét cấp. Vướng mắc này do quy định thẩm quyền cho “BQL KCN” chứ không phải “BQL KKT” của Bộ LĐTBXH từ năm 200540. Việc này trong thời gian dài chậm được thay đổi, BQL KKT cũng không được Sở LĐTBXH ủy quyền, khiến nhu cầu của doanh nghiệp không được giải quyết kịp thời, tiếp tục làm giảm vai trò của BQL trong quản lý lao động trên địa bàn.

Ngoài ra, đối với chiều phân cấp từ Bộ xuống Sở, hướng dẫn của Bộ cho phép Sở ủy quyền lại các nội dung được phân cấp, nhưng không có hướng dẫn ủy quyền lại đối với các nội dung được phân cấp cho UBND tỉnh và UBND huyện. Chính vì thế, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động thuộc thẩm quyền của Thanh tra Sở TBLĐXH và BQL chỉ tham gia với tư cách phối hợp (khi được mời). Và xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động theo quy định hiện hành (Hình 4.5) không xuất hiện vai trò nào của BQL KKT Dung Quất (trong khi BQL lại chịu trách nhiệm báo cáo về việc này), là một hạn chế .

Như vậy, BQL KKT được thành lập trên cơ sởlàm đầu mối trong hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn từ giai đoạn thu hút đầu tư và xuyên suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp tại KKT. Quản lý lao động là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến doanh nghiệp, nhưng cấu trúc chức năng quản lý của các cơquan có thẩm quyền lại phân chia thành nhiều đầu mối trong quản lý lao động trên địa bàn KKT, và việc cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực này không xuất phát từ cách tiếp cận theo hướng từ dưới lên, trong khi đó sự thiếu vắng một quy chế phối hợp giữa các cơ quan cùng có chức năng quản lý lao động trên địa bàn KKT cũng làm hạn chế hiệu quả của công tác này trên địa bàn.

40 Theo Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động: thẩm quyền huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động là của Sở LĐTBXH và BQL KCN mà không có BQL KKT.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở CÁC LĨNH VỰC QUAN TRỌNG (Trang 40 - 42)