2. Lý luận về quản trị nhân lực
4.2.1 Việc hoàn thiện quản trị nhân lực phải tạo điều kiện cho sự phát triển
phát triển toàn diện của mọi thành viên trong Tổng Công ty
Mục tiêu quản trị nhân lực nhằm phục vụ sự phát triển của con ngƣời. Con ngƣời là vốn quý nhất. Mọi hoạt động của con ngƣời dù ở bất cứ lĩnh vực nào, suy đến cùng đều nhằm phục vụ cho lợi ích của con ngƣời, cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân con ngƣời. Đây chính là mô hình phát triển xã hội Việt nam hƣớng tới là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN với mục tiêu là dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Việc xây dựng một xã hội nhƣ vậy là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nƣớc là chủ đạo.
Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc là chủ thể kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nƣớc phải thể hiện tính ƣu việt trong kinh doanh, trong việc thực hiện các chính sách xã hội, chăm lo đến lợi ích ngƣời lao động và sự phát
triển toàn diện của họ cả về thể chất và tinh thần, về chuyên môn nghiệp vụ, về khoa học - công nghệ, về đạo đức và văn hoá. Trong đó trọng tâm là sự phát triển về năng lực chuyên môn gắn với nghề nghiệp của mỗi ngƣời. Từ chiến lƣợc phát triển của Tổng công ty, phải xây dựng chiến lƣợc con ngƣời đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển Tổng Công ty trong cơ chế mới. Quản trị nhân lực phải bao quát toàn bộ những nội dung liên quan đến yêu cầu phát triển toàn diện ngƣời lao động nhƣ đã nói trên. Trong các giai đoạn phát triển khác nhau, yêu cầu phát triển đối với nhân lực cũng khác nhau. Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh, khoa học và công nghệ, yêu cầu này ngày càng cao.
Phát triển toàn diện ngƣời lao động trong Tổng Công ty vừa là mục tiêu của quản trị nhân lực đồng thời lại vừa là yêu cầu và điều kiện để khai thác tối đa nhân tố con ngƣời trong hoạt động kinh doanh phục vụ cho yêu cầu phát triển Tổng Công ty.