Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 00050008202 (Trang 109 - 112)

2. Lý luận về quản trị nhân lực

4.3.8. Các giải pháp khác

Việc hoàn thiện quản trị nhân lực của Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc phải phù hợp với đƣờng lối của Đảng về phát triển doanh nghiệp Nhà nƣớc, phù hợp với bối cảnh chuyển đổi doanh nghiệp quốc doanh từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng phải đƣa đƣợc các tƣ tƣởng quản trị nhân lực hiện đại vào trong Tổng Công ty và cuối cùng là chứng minh đƣợc tính hiệu quả do việc hoàn thiện nhân lực đem lại. Chính vì vậy, cần có các giải pháp ở tầm vĩ mô để nhằm tạo điều kiện tiền đề cho việc đổi mới hoạt động ở Tổng Công ty Lƣơng thực Miền Bắc, hoàn thiện nhân lực và công tác quản trị nhân lực, cụ thể là:

Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho Tổng Công tyhoạt động

Hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh thực chất là thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện các biện pháp hợp thành môi trƣờng kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh lƣơng thực của Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc mới chuyển từ môi trƣờng bao cấp sang môi trƣờng kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng. Thị trƣờng và các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh mới hình thành, chƣa đồng bộ và kém phát triển. Hơn nữa còn bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng cũ khá nặng nề. Ở đây, yếu tố cạnh tranh, bình đẳng, kỷ cƣơng và công bằng của luật chơi còn rất hạn chế. Vì thế chƣa tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng Công ty và ngƣời lao động khai thác đầy đủ tiềm năng và hiệu quả kinh doanh. Do đó, việc hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện để Tổng Công ty và ngƣời lao động phát huy đầy đủ tiềm năng kinh doanh của mình.

Ngoài ra, môi trƣờng kinh doanh cũng có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý của các nhà quản trị. Từ đó ảnh hƣởng công tác quản trị nhân lực. Môi trƣờng kinh doanh đƣợc biểu hiện ở mức tăng trƣởng kinh

tế, nguồn cung cấp tiền, tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất ngân hàng, mức độ thất nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thƣơng mại nói chung và của Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc nói riêng, môi trƣờng kinh doanh cần đƣợc quan tâm là hoạt động tài chính, vì hoạt động tài chính trực tiếp ảnh hƣởng đến hoạt động khác của doanh nghiệp và của Tổng Công ty.

Đa dạng hoá nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động cần phải có tiền vốn kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp về cơ bản đƣợc tạo từ các nguồn sau:

 Vốn ngân sách

 Vốn liên doanh, góp vốn  Vốn tài trợ

 Vốn vay

Để có thể bảo đảm đƣợc nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc cần có những giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy việc huy động vốn cho mình nhƣ: nâng cao năng lực giải trình và phân tích dự án kinh doanh; tuân thủ theo đúng các qui định của pháp luật trong bảo đảm và quản lý vốn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia vào hoạt động của thị trƣờng tài chính - tiền tệ; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh; bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó các ngân hàng cần có những biện pháp chuyên trách hƣớng dẫn cho Tổng Công ty xây dựng phƣơng án giải trình mang tính khả thi.

Giải quyết số lao động dôi dư

Bƣớc vào giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế và đứng trƣớc những thách thức, cơ hội của tiến trình hội nhập, yêu cầu đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tổng Công ty Lƣơng thực miền Bắc là một doanh nghiệp nhà nƣớc cũng không

nằm ngoài guồng máy này. Song cải cách bao giờ cũng có mặt trái của nó. Một trong những mặt trái đó là vấn đề lao động dôi dƣ, đây thực sự là lực cản không chỉ tác động đối với tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc nói chung và của Tổng Công ty nói riêng mà còn tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Theo số liệu từ phòng lao động tiền lƣơng của Tổng Công ty thì tổng số lao động đang làm việc tại 31 doanh nghiệp đơn vị thành viên của Tổng Công ty và tại văn phòng Tổng Công ty là 7.163 ngƣời. Song chất lƣợng lao động rất thấp: tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo chỉ chiếm khoảng 38 %, số còn lại là lao động phổ thông, lao động từ cơ chế bao cấp để lại. Nếu thực hiện tiến trình cải cách thì sẽ có khoảng 2.500 lao động không có đủ trình độ đáp ứng công việc sẽ bị thải loại. Số lao động dôi dƣ này đang là sức ép đối với Tổng Công ty. Giải quyết vấn đề lao động dôi dƣ này nhƣ thế nào? Đây là một câu hỏi không dễ tìm đƣợc câu trả lời thuyết phục. Vấn đề lao động dôi dƣ là một vấn đề mang tính xã hội cao và khó có thể giải quyết một sớm một chiều.

Giải quyết lao động dôi dƣ không phải là sự khoán trắng cho Tổng Công ty làm hay chuyển trả trách nhiệm giải quyết cho nhà nƣớc mà phải là nhiệm vụ và trách nhiệm của cả nƣớc và doanh nghiệp. Theo tôi thiết nghĩ, Tổng Công ty là nơi quản lý và sử dụng lao động nên không ai khác là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp đƣa ra hƣớng giải quyết còn Nhà nƣớc chỉ là ngƣời hỗ trợ, giúp đỡ và phân giải các mâu thuẫn giữa Tổng Công ty và ngƣời lao động .

Về phía Tổng Công ty: Phải chủ động xác định kế hoạch giải quyết lao động dôi dƣ trên cơ sở đề án đổi mới, Tổng Công ty có thể xem xét một số một nội dung chính, đó là:

Phân loại lao động để xác định số lao động dôi dƣ.

Đƣa ra hƣớng giải quyết đối với lao động dôi dƣ. Đối với lao động sắp đến tuổi nghỉ hƣu ( ngƣời lao động còn dƣới 5 năm công tác là đến tuổi nghỉ hƣu, có thể trợ cấp để đảm bảo các chế độ hƣu trí cho họ. Số lao động còn lại

(chiếm đa số) cần hƣớng giải quyết nhƣ tái sử dụng sau khi đã đào tạo, đào tạo lại, hỗ trợ chuyển sang ngành nghề mới.

Xác định nguồn vốn để giải quyết lao động dôi dƣ . Đối với Tổng Công ty hiện tại có thể lấy từ các nguồn vốn sau: quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ trợ cấp thôi việc, ngoài ra còn có thể lấy từ quỹ đào tạo của đơn vị ( nếu có).

Về phía Nhà nước : Từ những khó khăn về nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, hƣớng đi của Nhà nƣớc là hạn chế hỗ trợ trực tiếp, mở rộng hỗ trợ gián tiếp.

Hỗ trợ trực tiếp là Nhà nƣớc chỉ tập trung vào hỗ trợ một phần kinh phí cho Tổng Công ty trong việc đào tạo, đào tạo lại nghề nghiệp cho ngƣời lao động trong một số trƣờng hợp cần thiết hỗ trợ bổ sung cho ngƣời lao động nghèo tại Tổng Công ty để họ có thể đảm bảo đời sống trong thời gian đầu bị mất việc (khoảng từ 6 tháng đến 1 năm).

Hỗ trợ gián tiếp của Nhà nƣớc: hỗ trợ về cơ chế và chính sách lập nghiệp đối với lao động dôi dƣ nhƣ các chính sách ƣu đãi về vốn tín dụng, về tiền thuê đất, về thuế sản xuất kinh doanh.

4.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và thúc đẩy công tác quản trịnhân lực của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1).

Một phần của tài liệu 00050008202 (Trang 109 - 112)