6. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo NNL nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng thích ứng của của người lao động đối với công việc, qua đó giúp DN sử dụng hiệu quả NNL hiện có nhằm thực hiện tốt các mục tiêu được đặt ra trong hiện tại cũng như trong tương lai. Rõ ràng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực là giải pháp trọng tâm và bền vững để PTNNL về mặt chất lượng trong các tổ chức. Muốn vậy, đào tạo cần phải lưu ý các bước sau:
- Xác định được nhu cầu đào tạo. Nhu cầu đào tạo được xác định trên cơ sở so sánh và cân đối những đòi hỏi ghi trong bản tiêu chuẩn chức danh với trình độ năng lực thực tế của nguồn nhân lực đang và sẽ đảm đương các chức danh đó (kết quả đánh giá thực hiện công việc).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó cần xác định: + Đối tượng đào tạo, kiến thức và kỹ năng đào tạo; + Nội dung cần đào tạo;
+ Số người cần đào tạo; + Quy mô lớp đào tạo sẽ mở; + Thời gian, địa điểm đào tạo; + Đội ngũ giảng viên;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo: Khi các khâu chuẩn bị đã hoàn tất, việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo được tiến hành theo các kế hoạch đã được vạch ra. Trong bước này cần chú ý:
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của những cá nhân và bộ phận tham gia vào việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo;
+ Đôn đốc các cá nhân có liên quan thực hiện kế hoạch đào tạo theo đúng kế hoạch;
- Kiểm tra giám sát quá trình đào tạo
- Đánh giá kết quả đào tạo: là khâu cần thiết cuối cùng trong một quy trình đào tạo cơ bản. Kết quả đánh giá là cơ sở xây dựng và điều chỉnh các chương trình đào tạo trong tương lai.