Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc, khi Thành phố chƣa tách riêng với tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng thì chủ trƣơng của tỉnh cũng đã thành lập Đoàn Chuyên gia Quảng Nam-Đà Nẵng ở tỉnh bạn sang trao đổi và đã ký kết nhiều biên bản. Đoàn Chuyên gia thƣờng trú chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý số chuyên gia hiện có để thống nhất kế hoạch hƣớng dẫn giúp tỉnh và các ngành của bạn triển khai kế hoạch tổ chức sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế và đời sống. Vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh, tỉnh bạn gặp vô vàn khó khăn về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đời sống nhân dân thiếu đói trầm trọng, cơ sở hạ tầng hầu nhƣ chƣa có gì, tình trạng Ộkhông điện, không nƣớc, không đƣờngỢ kéo dài nhiều năm. Trƣớc tình hình đó, Đoàn Chuyên gia đã nhanh chóng ổn định tổ chức, tăng cƣờng công tác tƣ tƣởng, xác định rõ nhiệm vụ giúp bạn đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống nhân dân là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh nói riêng, giữa Việt Nam và Lào nói chung. Các đồng chắ chuyên gia phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, kế hoạch, y tế, văn hóaẦ đã nhanh chóng thâm nhập thực tế, nắm chắc tình hình ở các huyện và cơ sở, đề xuất với Thƣờng vụ Tỉnh ủy và chắnh quyền tỉnh nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực.
Trên lĩnh vực nông nghiệp, Đoàn đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh bạn tiến hành quy hoạch, phân vùng sản xuất, củng cố các hợp tác xã đã có ở từng huyện, huy động dân làm thủy lợi, làm phân bón, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, từng bƣớc đƣa giống mới có năng suất cao vào sản xuất thắ điểm ở một vài hợp tác xã dƣới sự hƣớng dẫn cụ thể, sát sao của các chuyên gia nông nghiệp. Tại hợp tác xã Na-than-cố (huyện Salavan) - đơn vị đƣợc chọn làm tiêu điểm, Đoàn chuyên gia đã giúp bạn khảo sát nguồn nƣớc tự chảy về tƣới cho cánh đồng điểm và các cánh đồng khác. Vụ hè năm ấy đã cho kết quả tốt, năng suất bình quân đạt 45 tạ/ha. Bà con nông dân rất phấn khởi, coi đây là vụ đƣợc mùa chƣa từng có. Để có đƣợc kết quả trên, các đồng chắ chuyên gia nông nghiệp đã không quản ngại khó khăn về tận các hợp tác xã ở huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên để chọn mua lúa giống phù hợp với đồng đất của bạn, tổ chức vận chuyển giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sang để cung cấp cho các hợp tác xã.
Trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, Đoàn đã giúp đỡ tỉnh bạn tiến hành quy hoạch thị xã tỉnh lỵ Salavan, quy hoạch các khu trung tâm, các khu vực xây dựng trụ sở, bệnh viện, trƣờng học, đài phát thanh, sân vận động, v.vẦ Trên cơ sở những định hƣớng ấy, tỉnh bạn tiếp tục quy hoạch chi tiết và đến nay thị xã tỉnh lỵ đã có bƣớc phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế tƣơng đối hài hòa, đồng bộ. Về giao thông vận tải, ngành giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã giúp bạn quy hoạch mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, khôi phục một số tuyến đƣờng liên huyện. Đến nay đã hơn 30 năm song các công trình này vẫn còn sử dụng tốt.
Sau khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quang Nam trở thành thành phố trực thuộc trung ƣơng thì cũng đã tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ cho các địa phƣơng Lào từ năm 1999. Những ngày đầu, Đà Nẵng tập trung hỗ trợ phắa bạn các dự án về quy hoạch sản xuất nông nghiệp nhƣ quy hoạch vùng trồng cây ăn quả ở huyện Sepon và Khanthabouly, xây dựng trại chăn nuôi heo giống, nuôi vịt siêu trứng, xây dựng mô hình sản phẩm rau quả an toàn. . . Đà Nẵng đã phải cử ắt nhất 5 đoàn công tác sang Lào.
Trƣớc tiên, thành phố thành lập đoàn công tác có ngành chuyên trách cùng đi khảo sát, sau đó về xây dựng phƣơng án trình thành phố phê duyệt. Tiếp đến là các đoàn công
tác triển khai dự án, đoàn giám sát kiểm tra chất lƣợng - tiến độ, đoàn nghiệm thu và cuối cùng là đoàn công tác dự khánh thành, bàn giao công trình cho phắa bạn. Quy trình triển khai một dự án rất tốn kém nhƣng lại không hiệu quả, vì sau khi bàn giao dự án một thời gian ngắn đã không đƣợc phát huy, thậm chắ một số dự án sản xuất nông nghiệp còn bị bỏ, không tiếp tục hoạt động. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ, hỗ trợ máy nông nghiệp, máy sấy lúa để phục vụ nông nghiệp cho Trung tâm hạt giống Thakseno, tỉnh Savannakhet; Hỗ trợ giống heo, giống vịt, giống cá cho các tỉnh Savannakhet, Salavane và Sekong. Nhiều chƣơng trình hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp đã đƣợc thành phố triển khai nhƣ: đầu tƣ xây dựng nông trại Pạcpo tại Savannakhet, nông trại Nọn Đẻng tại Salavan, hỗ trợ con giống, trang thiết bị máy nông nghiệp, máy ấp trứng vịt, hỗ trợ huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi. Các dự án này đã đƣợc các tỉnh bạn đánh giá cao và đang đƣợc nhân rộng mô hình sản xuất, chăn nuôi cho các hộ dân tại các bản làng lân cận, góp phần nâng cao cuộc sống của ngƣời dân các tỉnh Nam Lào.
Hiểu rõ nhu cầu cấp bách của các tỉnh Nam Lào, thành phố đã kắ kết biên bản ghi nhớ cho 5 tỉnh Nam Lào hỗ trợ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế bao gồm nông- lâm nghiệp, thủ công, thƣơng nghiệpẦ Theo nhƣ các biên bản ghi nhớ trên thì mỗi tỉnh của Nam Lào đã đƣợc thành phố hỗ trợ và giúp đỡ tƣơng ứng với tình hình thực tế của tỉnh và đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận. Theo nhƣ các biên bản kắ kết trên các tỉnh Nam Lào đƣợc hỗ trợ tƣơng ứng nhƣ sau:
Tỉnh Salavan: Hàng năm lãnh đạo của thành phố, các ngành và các tổ chức thƣờng xuyên có sự trao đổi, rút kinh nghiệm. Ở tỉnh Salavan, các doanh nghiệp Việt Nam đang đi đầu trong đầu tƣ vào các lĩnh vực nông-lâm nghiệp, đặc biệt là trồng cây cao su, sắn trồng rừng và chế biến gỗ. Trong nhiều năm qua, thành phố Đà Nẵng đã giúp tỉnh Salavan bằng nhiều hình thức nhƣ ứng trƣớc vốn đầu tƣ, viện trợ không hoàn lại, giúp đào tạo cán bộ, xây dựng trƣờng học, đƣờng sáẦcụ thể là: thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 1 đàn heo giống gồm 20 con heo giống, 3 con heo nái và 500 con vịt để giúp nhân dân huyện Cosepon gây dựng và phát triển kinh tế. Hỗ trợ xây dựng hoàn chỉnh bồn chứa nƣớc uống cho trại heo; hỗ trợ trại giống bò, vịt cho trung tâm nông nghiệp tỉnh, cung cấp
một máy đập, xay lúa. Bên cạnh đó, hỗ trợ tỉnh Salavan tu sửa Nông trại NỏngĐẻng và hỗ trợ con giống (heo, vịt); hỗ trợ tỉnh Salavan xây dựng trạm trộn thức ăn gia súc, xây dựng một lò gạch cho tỉnh đội. Thành phố đã hỗ trợ nhiều máy nông nghiệp, máy ấp trứng và một số trang thiết bị khác cho các nông trại của tỉnh Salavan. Giúp xây dựng công trình khắ sinh học để chủ động nguồn khắ ga phục vụ chăn nuôi. Thành phố đã bàn giao cho Trung tâm dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời đã tổ chức tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, cử cán bộ theo dõi hỗ trợ kĩ thuật.
Tỉnh Sekong:Với lợi thế với hệ thống sông ngòi có trữ lƣợng trên 2 nghìn MW, tài nguyên khoáng sản phong phú với mỏ vàng, bô-xắt, đồng; đất đai và khắ hậu thuận lợi cho trồng trọt, phát triển cây công nghiệp, rau quảẦTỉnh Sekong đang quy hoạch phát triển hệ thống giao thông với các tỉnh miền Trung Việt Nam trong đó có thành phố Đà Nẵng. Tỉnh đang cố gắng tạo điều kiện thu hút đầu tƣ; thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tăng cƣờng hoàn thiện hệ thống giao thông; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực; triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch phát triển... Trƣớc tình hình đó, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã hỗ trợ, hợp tác quý báu nhƣ : Thành phố đã hỗ trợ cho Trung tâm dịch vụ Chăn nuôi nông nghiệp huyện Doongden 1 chiếc xe Pick Ờup trị giá từ 5.000 - 6.000 USD; đàn heo giống nái 20 con, 2 con heo giống đực và 500 con vịt và máy ấp trứng vịt cùng với 3.000 USD để xây dựng chuồng nuôi vịt do Sở Nông nghiệp Sekong xây trại nuôi vịt. Ngoài ra, hỗ trợ xây dựng trại vịt với số vốn 60 triệu đồng và hệ thống phun nƣớc, hỗ trợ tỉnh xây dựng trạm trộn thức ăn gia súc. Thành phố đã hỗ trợ nhiều máy nông nghiệp, máy ấp trứng và một số trang thiết bị khác cho các nông trại của tỉnh. Trong năm 2009 - 2010, các dự án này đƣợc Thành phố tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, cấp con giống (heo, vịt), cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức tập huấn kĩ thuật chăn nuôi. Đồng thời Đà Nẵng tăng cƣờng quan hệ hợp tác hữu nghị từ cấp thành phố đến các ngành; trong đó có việc phát triển huyện Đắc Chƣng trên cơ sở mà Đà Nẵng đã hỗ trợ quy hoạch trong giai đoạn 2008-2020; phát triển dịch vụ chăn nuôi và trồng trọt,... Năm 2013, tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP Đà Nẵng TS. Phùng Tấn Viết cũng đã bàn giao "Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện
ĐắkChƣng (tỉnh Sekong) đến năm 2020" cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Sekong Nouphone Khemmalay. Đây là sản phẩm trắ tuệ của tập thể lãnh đạo và chuyên viên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Đà Nẵng, thể hiện sự gắn bó chung sức chung lòng giữa hai dân tộc Việt Ờ Lào không chỉ trong kháng chiến giải phóng dân tộc mà còn cả trong công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời đại mới.
Tỉnh Champasak: Thành phố Đà Nẵng cũng đã cử đoàn cán bộ hỗ trợ các địa phƣơng Lào lập quy hoạch tổng thể thị xã Paske (tỉnh Champasak); Đầu tƣ hệ thống điện chiếu sángtrên đƣờng 13 đoạn còn lại dài 3, 3 km với số vốn là 4 tỷ đồng tại thị xã Pakse tỉnh Champasak gồm 2 đợt: Tháng 3/2011, thành phố đã hỗ trợ khoảng 2,5 tỷ đồng để phục vụ thiết kế và thi công hệ thống điện chiếu sáng có chiều dài 02 km trên đƣờng 13 tại thị xã Pakse (tỉnh Champasak). Sau thời gian thi công, ngày 20/5/2011 đã hoàn thành và bàn giao cho tỉnh Champasak.
Ngoài ra, thành phố cũng đã hỗ trợ tỉnh Savannakhet xây dựng Nông trại Pạcpo và đầu tƣ con giống (heo, vịt, giống rau). Thành phố đã hỗ trợ nhiều máy nông nghiệp, máy ấp trứng và một số trang thiết bị khác cho các nông trại của tỉnh Savannakhet.
Riêng tỉnh Attapu đã không có những biên bản ghi nhớ trong năm 2008. Tuy nhiên, trên một vài lĩnh vực, thành phố cũng đã có những hỗ trợ theo đề nghị của tỉnh.
Chỉ tắnh riêng năm 2013, thành phố đã triển khai các dự án hỗ trợ cho các địa phƣơng Lào về lĩnh vực nông nghiệp nhƣ bổ sung xây dựng đƣờng điện chiếu sáng cho tỉnh Champasak thêm 1,3 km. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ, hỗ trợ thiết kế và thi công hệ thống điện chiếu sáng có chiều dài 1, 3km đoạn còn lại trên đƣờng 13 tại thị xã Pakse, tỉnh Champasak, giá trị khoảng 1,27 tỷ đồng. Thực hiện khảo sát, tƣ vấn, đóng góp ý kiến về kỹ thuật khảo sát thiết kế để nâng cấp Thị xã Pakse lên thành phố trong tƣơng lai với kinh phắ là 0,2 tỷ đồng đã triển khai thực hiện 8/2014. [6]