1 Thực trạng phát triển của quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào

Một phần của tài liệu Final_LuanVan_PhanHaiYen (Trang 36)

2. 1. Thực trạng phát triển của quan hệ hợp tác giữa Thành phố Đà Nẵng vàcác tỉnh Nam Lào các tỉnh Nam Lào

Ban Quản lý dự án Nam Lào đƣợc thành lập cuối năm 2008 đầu năm 2009 đƣợc xem là một bƣớc tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh Nam Lào. Đây đƣợc coi là một sự khác biệt, là duy nhất so với các tỉnh, thành Việt Nam mà thành phố Đà Nẵng đã và đang làm đƣợc cho các tỉnh bạn. Đây cũng đƣợc xem là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển đi lên giữa hai bên. Kể từ khi thành lập đến nay, mọi hoạt động của các lĩnh vực giữa hai bên đã có những chuyển biến cơ bản: Tăng trƣởng kinh tế vững chắc, thu nhập đầu ngƣời tăng, cơ cấu đƣợc chuyển đổi theo hƣớng đa dạng hóa hơn nữa với việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ đầu tƣ cũng đƣợc gia tăngẦCùng với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đều đƣợc nâng lên đáng kểẦ

Từ năm 2001 đến 2013, Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào đã kắ kết 29 bản ghi nhớ và thỏa thuận về việc hỗ trợ và giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực: Hỗ trợ nông nghiệp, giáo dục, y tế, thể thaoẦvới số vốn hỗ trợ 104 tỷ đồng đƣợc chia thành nhiều giai đoạn. Hầu hết các biên bản ghi nhớ đã đƣợc triển khai đúng kế hoạch và dự toán. Sự hỗ trợ không nhỏ này đã giúp các tỉnh Nam Lào trông lên thấy rõ nhất là về kinh tế và giáo dục. Cùng với đó, tiến trình các hoạt động triển khai cũng đƣợc nâng lên đáng kể và ngày càng có nhiều bản ghi nhớ hơn và có giá trị hơn một phần nhờ vào sự chuyển biến kinh tế của thành phố. Vậy để hiểu thành tựu mà hai bên đạt đƣợc, chúng ta sẽ tìm hiểu sự thay đổi về kinh tế, xã hội của hai bên trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào.

2. 1. 1. Kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế thành phố Đà Nẵng đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng kể. Tổng sản phẩm trong nƣớc(GDP) trên địa bàn thành phố năm 2013 là 38,160 tỷ đồng. Trong ba năm liền từ 2008 - 2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI) đứng đầu cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) luôn ở mức cao. Đóng góp cho mức tăng trƣởng cao chủ yếu là ngành công nghiệp- xây dựng và thƣơng mại dịch vụ trong khi ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủy sản còn khá thấp. Tốc độ tăng GDP của thành phố cao hơn tỉ lệ tăng trung bình của cả nƣớc.

Bảng 2. 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế thành phố Đà Nẵng 2011-2013 (Đơn vị :%)

Tốc độ tăng Cơ cấu kinh tế

Năm trƣởng GDP

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2011 13 3, 2 40, 2 56, 6

2012 8, 1 3, 0 37, 5 59, 5

2013 9, 1 2, 7 34, 7 62, 6

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tƣ thành phố Đà Nẵng, một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng từ 1997 đến 2013)

Theo thống kê trên cho thấy, tăng trƣởng GDP của thành phố vẫn duy t tốc độ tăng ở mức ổn định. Điều này cho thấy sự phát triển năng động và bền vững của thành phố trẻ. Không chỉ đạt tốc độ tăng trƣởng cao mà cơ cấu kinh tế có chuyển dịch đáng kể theo hƣớng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển. Tốc độ GDP bình quân tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nƣớc, giá trị sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản phát triển toàn diện Ầ kim ngạch xuất khẩu tăng, các ngành du lịch thƣơng mại, dịch vụ chuyển biến tắch cực.

Đối với các tỉnh Nam Lào, tăng trƣởng kinh tế của bốn tỉnh Nam Lào chủ yếu dựa trên sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do cơ sở kinh tế và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế nên các tỉnh của khu vực Nam Lào vẫn chƣa phát huy đƣợc lợi thế của mình.

Bảng 2. 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế bốn tỉnh Nam Lào 2010- 2013 (Đơn vị : %)

Tốc độ tăng Cơ cấu kinh tế

Tỉnh trƣởng GDP

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Attapu 8, 6% 45 29 27

Salavan 9, 2% 50, 44 22, 15 27, 41

Sê Kong 9, 5% 40, 5 20, 2 39, 3

Champasak 10% 36, 4 32, 2 31, 4

(nguồn: Ban Quản lý dự án Nam Lào, văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng) Có thể thấy, cơ cấu kinh tế của các tỉnh Nam Lào còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn khi nông, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao ở các tỉnh. Các tỉnh Nam Lào vẫn chủ yếu canh tác nông nghiệp theo hình thức kinh tế hộ gia đình, chƣa thực sự sản xuất hàng hóa theo hình thức tập trung. Điều kiện canh tác lạc hậu cùng với lối sống du canh du cƣ vẫn còn tồn tại. Trong khi đó, công nghiệp chỉ ở mức là những xƣởng chế biến nhỏ, lẻ, một nền sản xuất còn mang tắnh tự nhiên, sản xuất hàng hóa chƣa phát triển. Do có lợi thế nhất định về vị trắ địa lý, các tỉnh Nam Lào có đƣợc lợi thế to lớn trong việc khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản, phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng nền nông- lâm- khoáng sản.

Nhƣ vậy, có thể thấy, có sự khác biệt căn bản giữa thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Nam Lào về tiềm năng cũng nhƣ cơ hội phát triển. Điều này cho thấy đƣợc xu hƣớng hợp tác giữa hai bên chủ yếu là hỗ trợ về nông nghiệp để khai thác tốt tiềm năng, đồng thời kết hợp đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao kĩ thuật cho cán bộ vùng. Sự hợp tác này khá chênh lệch. Tuy nhiên, qua những năm hợp tác thì tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ chuyển đổi cơ cấu kinh tế có nhiều chiều hƣớng tắch cực giữa hai bên.

Về cơ sở hạ tầng: Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tắch cực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trƣờng, nâng cao an sinh xã hội và đƣợc coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam. Cảng Tiên Sa là cảng thƣơng mại lớn thứ ba của Việt Nam sau cảng Sài Gòn và cảng Hải phòng. Năng lực bốc dỡ hàng hóa 4 triệu/năm, có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải 45.000DWT và các tàu chuyên dùng khác nhƣ Container, tàu khách, tàu hàng siêu trƣờng siêu trọng. Từ cảng Tiên Sa hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kong, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Nơi đây cũng đã chào đón các tàu quân sự của Mỹ, Nga hay các tàu du lịch thƣợng hạng cập bến. Với một vị trắ đặc biệt thuận lợi về giao thông đƣờng biển, Đà Nẵng là thƣơng cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam. Cảng Tiên Sa có độ sâu trung bình từ 15 Ờ 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn. Đến tháng 12 năm 2012, cảng đã đạt 4.092.373 tấn, tăng 15,14% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tƣơng lai, khi cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm đƣợc xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng đƣợc nối liền với cảng Kỳ Hà, cảng Dung Quất ở phắa Nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn nhất Việt Nam, giữ vị trắ quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Sân bay Đà Nẵng đƣợc tổ chức hàng không quốc tế xác định là điểm trung chuyển của đƣờng bay Đông- Tây. Công suất phục vụ 6 triệu lƣợt khách/năm. [70]

Tổng Công ty hàng không Cảng hàng không miền Trung đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 10 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020. Hệ thống giao thông không những đƣợc mở rộng, với nhiều công trình lớn trên địa bàn thành phố nhƣ đƣờng Nguyễn Tất thành, đƣờng Ngô Quyền, Đƣờng Hoàng Sa, đƣờng Võ nguyên Giáp, cầu sông Hàn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phƣớc, cầu Rồng, cầu Trần Thị LýẦ Hệ thống giao thông kết nối các tỉnh, thành bên ngoài có hầm đƣờng bọ hải Vân, quốc lộ 14B, quốc lộ 1A và sắp tới là đƣờng cao tốc Đà Nẵng- Quãng Ngãi tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị loại sầm uất nhất miền trung Việt Nam. Hệ thống bƣu chắnh viễn thông của thành phố Đà Nẵng là một trong ba trung tâm lớn vủa Việt Nam, là một trong ba điểm kết nối cuối cùng quan trọng nhất của mạng tủng kế đƣờng trục quốc gia và điểm kết nối trực tiếp với

Trạm cáp quang biển quốc tế SEA-ME-WE 3 với tổng dung lƣợng 10Gbps kết nối Việt nam với gần 40 nƣớc ở châu Á và châu Âu. Mạng lƣới viên thông trên địa bàn này gồm 2 tổng đài chắnh và 12 tổng đài vệ tinh với dung lƣợng hơn 40.000 số. Hệ thống kết nối mạng không dây đƣợc triển khai vào tháng 6 năm 2013 với 250 điểm kết nối và ngƣời dân có thể sử dụng nhiều dịch vụ tiện ắch thông qua hệ thống này.

Về vấn đề giao thông ở Nam Lào còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu, đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài đƣờng quốc lộ chạy qua bốn tỉnh và đƣờng lên huyện, thì hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu là đƣờng mòn. Khoảng 20-25% số bản chƣa có đƣờng giao thông từ huyên xuống. Hiện nay, một số tuyến đƣờng Nam Lào nói với các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên Việt Nam đƣợc xây dựng nhƣ đƣờng 18B, 1J, 16BẦHệ thống đƣờng xá đang đƣợc hoàn thiện dần. Về các công trình thủy lợi tuy đƣợc xây dựng từ lâu và nhiều công trình tuy nhiên do lâu năm nên phần lớn không có khả năng cung cấp nƣớc tƣới từ các đập, hệ thống tƣới tiêu chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. [49;tr.228]

Tỉnh Attapu có 12 đập thủy lợi, trong đó có các công trình chắnh nhƣ đạp thủy lợi Sepien, Nậm Pa, Nậm KongẦTỉnh Saravan có 123 đập thủy lợi vừa và nhỏ xây dựng trên sông Sedone. Về hệ thống điện ở các tỉnh Nam Lào thì chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, số ngƣời dân đƣợc sử dụng thấp, do nguồn sản xuất điện còn hạn chế, quy mô chƣa lớn. Nhiều vùng nông thôn miền núi hầu nhƣ chƣa có điện. Với Attapu: Đƣờng 18A nối với đƣờng quốc lộ 13 và đƣờng 16 đi SeKong. Phần biên giới gắn với Vƣơng quốc Campuchia phắa tỉnh Rattanakiri còn chƣa có đƣờng giao thông và cửa khẩu. Phắa huyện Xanamxay giáp với huyện Senpang tỉnh Stung Treng đã có cửa khẩu phụ qua đƣờng giao thông thuỷ dọc theo sông Sekong, tạo điều kiện giao thông đi lại cho nhân dân dọc theo biên giới hai nƣớc. Đƣờng 1J (huyện Phu Vong tới biên giới Lào - Campuchia) đoạn đƣờng này có cả cầu, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã khảo sát 2 lần, ngân sách xây dựng dự kiến xin Chắnh phủ Nhật Bản. Tuyến đƣờng dọc biên giới (từ U6 tới Vangtat chiều dài 67 Km) đã hoàn thành 45 Km, đoạn từ Km 45 đến Km 67 đang tiếp tục xây dựng. Đƣờng Attapƣ tới huyện Sanxay (96 Km) nằm trong dự án ADB 9 giai đoạn 2 qua vùng trọng

điểm Năm Pa. Giao thông vận tải trong nội tỉnh Attapƣ và với bên ngoài còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, thông tin liên lạc cn hạn chế chỉ có 420 máy điện thoại sử dụng ở khu vực tỉnh lỵ.

Tỉnh Salavan: Tài nguyên nƣớc gồm có 30 con sông suối lớn nhỏ, và khoảng 130 ao, hồ. Đây là tài nguyên quý giá để phát triển sản xuất và phục vụ đời sống. Có sông Mê Kông, Sê Pôn chảy qua, thuỷ điện Sê sết 45 KW để dùng trong tỉnh và bán cho Champasak và Thái Lan. Hiện đang chuẩn bị thuỷ điện Sê sết 2, Sê sết 3. Cửa khẩu La Lay nối với Quảng Trị (Việt Nam) là cửa khẩu quốc tế, với Huế còn là cửa khẩu quốc gia đã mở đi lại nhiều nămẦ Đối với Thái Lan có cửa khẩu quốc gia, và một cửa khẩu phụ. Nhìn chung, cửa khẩu Đông Tây đi lại thông thƣơng, có đƣờng 13, đƣờng 20 Pắc xế Ờ Saravan.

Tỉnh Sekong: Sê Kông là điểm kết nối giao thông với điều kiện khá tốt, đặc biệt là nằm trên hai tuyến hành lang Đông - Tây và Bắc - Nam. Có đƣờng trục chắnh 16B, 11, 1H, kết nối với tỉnh Attapeu, Salavan, một số tuyến đƣờng dọc theo biên giới Lào - Việt Nam đang đƣợc đầu tƣ xây dựng là điều kiện thúc đẩy trao đổi, giao lƣu với các tỉnh. Tỉnh Sê Kông có lợi thế phát triển thủy điện: Hiện nhà máy thủy điện Sekaman 3 đã hoàn thành; đang xây dựng các nhà máy thủy điện: Sekaman 4, Sekong3, Sekong4, Sekong5. Có cửa khẩu Đắc Tà Oóc. Tuy nhiên hoạt động thƣơng mại, dịch vụ qua cửa khẩu giữa Quảng Nam và Se Kong chƣa phát triển. Tỉnh Champasak nằm tại điểm giao của hành lang Đông - Tây (đường 16) và hành lang Bắc - Nam (đường 13); có sông Mekong chảy qua trung tâm tỉnh. Là một đầu mối giao thông, có sân bay quốc tế tại thị xã tỉnh lỵ (Pakse).

2. 1. 2. Dân số, giáo dục và y tế

Năm 2013 toàn thành phố có 527.600 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 51,2% dân số, số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 34 nghìn ngƣời. Đội ngũ lao động trong các nền kinh tế đã qua đào tạo của thành phố chiếm 35,9% trong tổng số đội ngũ lao động của thành phố [67]. Nhƣ vậy, với đội ngũ có trình

độ khá cao của thành phố đã phát huy đƣợc vai trò của mình trong sự phát triển chung của cả thành phố.

Đà Nẵng là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung- Tây nguyên và là trung tâm lớn thứ ba của Việt Nam sau Hà Nội và Tp. Hồ Chắ Minh. Đà Nẵng có 1 Đại học vùng là đại học Đà Nẵng với 06 trƣờng thành viên (04 trƣờng đại học và 02 trƣờng cao đẳng), 04 trƣờng đại học độc lập, 13 trƣờng cao đẳng, 07 trƣờng trung cấp nghề, 17 trung tâm dạy nghề và 33 cơ sở khác có dạy nghề. Trong những năm gần đây, Đại học Đà Nẵng đã hợp tác và ký biên bản ghi nhớ với nhiều trƣờng địa học của các nƣớc: đại học Queensland (Úc), Ryukoku (Nhật), Zealand, HAN (Hà Lan), Grenoble (Pháp), Ầ trong đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học[68].

Về thực trạng lao động và việc làm của các tỉnh Nam Lào thì đây là vấn đề gây đau đầu cho các cấp chắnh quyền các tỉnh. Nơi đây tập trung chủ yếu bà con dân tộc ắt ngƣời, vì nhiều lý do nên lực lƣợng lao động chƣa đƣợc tập hợp và thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, xét về mặt bằng chung của 4 tỉnh Nam Lào cho thấy: Cơ cấu lao động tập trung vào lĩnh vực nông , lâm nghiệp chiếm khoảng 80% tổng lực lƣợng lao động, khoảng 10% là lao động trong lĩnh vực công nghiệp, còn lại là lao động trong khu vực thƣơng mại và dịch vụ, chủ yếu dựa trên kinh doanh cá thể, hộ gia đình; lực lƣợng lao động chƣa có trình độ tay nghề cao, chƣa qua đào tạo, chỉ có số ắt lực lƣợng trong lĩnh vực giáo dục là có trình độ hơn cả. Tỉnh Attapu: Nhân dân có trình độ thấp về giáo dục, mạng lƣới y tế còn thiếu thốn. Dân cƣ phần lớn còn ở trong tình trạng thiếu thốn. Số hộ nghèo chiếm khoảng 51%. Attapu hiện là một trong số những tỉnh khó khăn nhất của Lào. Trong số 47 huyện nghèo nhất cả nƣớc cần đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ thƣờng xuyên thì có 3 huyện của tỉnh Attapu. Về giáo dục, hiện nay toàn tỉnh có 217 trƣờng phổ thông với khoảng trên 17 nghìn học sinh. Các trƣờng phần lớn ở trong tình trạng xuống cấp, thiếu giáo viên và đồ dùng dạy học, mặc dù tỉnh đã quan tâm sửa chữa những nơi cần thiết nhất. Ngoài ra do ngân sách hạn chế và nhân dân sống rải rác nên có nhiều khó khăn trong công tác giáo dục nói chung. Hiện nay tỉnh chƣa có trƣờng dạy nghề. Tỉnh Attapƣ đã xoá bỏ đƣợc một phần các thủ tục mê tắn, công tác phòng bệnh đƣợc quan tâm, giúp hạn chế các loại dịch

bệnh; các chƣơng trình tiêm thuốc phòng 6 bệnh cơ bản, nƣớc sạch và vệ sinh môi

Một phần của tài liệu Final_LuanVan_PhanHaiYen (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w