Phân tích khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu KT01020_ÐoThiHuong4C (Trang 38 - 41)

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.Hiệu quả kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, vì thế cũng có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh nó. Để đo lường và đánh giá hiệu quả kinh doanh các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Ø Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on assets – ROA)

Phản ánh hiệu qủa sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) = ---

Tổng TS bình quân

Lợi nhuận trước thuế phản ánh ở Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; tính như sau:

chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế " trên còn "Tổng tài sản bình quân” được

Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm Tổng TS bình quân = ---

2

Trong đó, Tổng tài sản đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROA là “Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của tài sản tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

Ø Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE):

là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời của vốn CSH (ROE) = ---

Vốn CSH bình quân

Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; còn chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu bình quân” được tính như sau:

Vốn CSH đầu năm + Vốn CSH cuối năm Vốn CSH bình quân = ---

2

Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”(Mã số 400) trên Bảng cân đối kế toán (cột “Số đầu năm” và cột “Số cuối năm”). Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” được phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Ø Suất sinh lời của doanh thu (Return on sales – ROS):

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trị số chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

Suất sinh lời của = Lợi nhuận sau thuế doanh thu (ROS) Doanh thu thuần

Bên cạnh các chỉ tiêu nói trên, khi phân tích hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, các nhà phân tích còn chú trọng xem xét thêm 1 số các chỉ tiêu khác, tuy nhiên trong giới hạn luận văn này tôi không đề cập đến.

Ø Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

Ngoài việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản cố định còn cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà cho vay và các cổ đông quan tâm đặc biệt do nó gắn liền với lợi ích của họ về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số sinh lợi của = Lợi nhuận doanh thu thuần Doanh thu thuần

Chỉ tiêu trên cho biết trong một đồng doanh thu thuần đạt được có mấy đồng lợi nhuận. Trong thực tế người ta xem xét khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu vì khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh sự vững mạnh trong nội lực, an toàn cho bản thân doanh nghiệp khi kinh doanh trên vốn của mình.

Một phần của tài liệu KT01020_ÐoThiHuong4C (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w