Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu KT01020_ÐoThiHuong4C (Trang 48 - 49)

Cấu trúc vốn thể hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong công tác quản trị tài chính.Phân tích cơ cấu nguồn được thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Do vậy, khi phân tích nguồn vốn cần xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.

Ngoài ra, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện qua các chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ, hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất tự tài trợ : Tỷ suất tài trợ này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập về mặt tài chính hay mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng tốt, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đượcđòn bẩy tài chính. Tỷ suất này bằng 0.5 được coi là bình thường

Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ phân tích so với kỳ gốc Nguồn vốn

Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng

tiền (%) tiền (%) tiền (%)

A. Nợ phải trả

I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn CSH I. Nguồn vốn CSH

II. Kinh phí & quỹ khác

Tổng cộng

(Nguồn: [2])

Một phần của tài liệu KT01020_ÐoThiHuong4C (Trang 48 - 49)