Tiến trình liền vết loét đối với loét bàn chân do đái tháo đường

Một phần của tài liệu LEBANGOC-LAnoitiet33 (Trang 25 - 26)

Đối với một vết loét cấp tính, tiến trình liền vết loét bình thường từ thời điểm khởi đầu đến thời điểm kết thúc liền vết loét bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn biểu mô hoá [52]. Vết loét được coi là liền khi bề mặt ổ loét được biểu mô hoá hoàn toàn.

Giai đoạn biểu mô

hoá Giai đoạn

tăng sinh Sự tích tụ

Giai đoạn viêm collegen

Ngày

Hình 1.5: Các giai đoạn liền vết loét [52]

Đối với người bệnh mắc ĐTĐ, đa số tổn thương loét có nguy cơ tiến triển thành vết loét mạn tính. Tiến trình liền vết loét mạn tính sẽ không diễn ra theo con đường thông thường, thường chỉ dừng lại ở giai đoạn tổn thương viêm và không có điểm kết thúc là liền vết loét. Khi những vết loét có tốc độ giảm thể tích ổ loét < 10-15%/ tuần thì được coi là vết loét mạn tính [53].

Ở vết loét mạn tính, mô hoại tử, dị vật, vi khuẩn là những yếu tố gây cản trở những nỗ lực của cơ thể làm liền vết loét do tạo ra hoặc kích thích tạo ra những sản phẩm bất thường là các men tiêu huỷ cấu trúc nền như collagenases và elastases. Những chất này lấn át những thành phần có tác dụng thúc đẩy làm liền vết loét như các chất hoá hướng động tế bào viêm, các yếu tố tăng trưởng và mitogen. Không những vậy, môi trường bất thường này còn là yếu tố giúp vi khuẩn dễ dàng tăng sinh và phát triển. Các vi khuẩn tại ổ loét làm hạn chế tiến trình liền vết loét bằng cách tạo thành màng sinh học vi khuẩn, sản xuất ra những men phá huỷ mô, làm tăng tiêu thụ những tài nguyên cần thiết cho tiến trình liền vết loét như oxygen, dinh dưỡng, và nhiều chất khác [54].

Như vậy, đối với LBC do ĐTĐ, để thúc đẩy vết loét liền nhanh theo con đường bình thường cần sự phối hợp điều trị như cắt lọc tổ chức hoại tử, loại bỏ lớp màng sinh học vi khuẩn, điều trị tái tưới máu và giảm tải ổ loét…

Một phần của tài liệu LEBANGOC-LAnoitiet33 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w