Đặc điểm các yếu tố liên quan tới tổn thương loét bàn chân do đái tháo

Một phần của tài liệu LEBANGOC-LAnoitiet33 (Trang 42 - 45)

tháo đường.

Xác định các yếu tố nguy cơ có liên quan tới tổn thương loét bàn chân có vai trò quan trọng trong việc tiên lượng và dự phòng loét cho bệnh nhân có

nguy cơ cao. Các nghiên cứu đều tập trung vào xác định các yếu tố nguy cơ dẫn tới loét bàn chân, các yếu tố nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng bàn chân, mức độ nặng của tổn thương và khả năng liền vết loét.

Trong các yếu tố lâm sàng có liên quan tới mức độ nặng của loét bàn chân, yếu tố về dinh dưỡng thể hiện bằng chỉ số BMI được nhiều nghiên cứu đề cập tới. Suy dinh dưỡng được đánh giá là nguyên nhân làm nặng thêm tổn thương loét và làm cho vết loét không liền [74,75]. Yếu tố tuổi, giới mặc dù được nhiều nghiên cứu đánh giá có liên quan tới các biến chứng của bệnh ĐTĐ như tuổi tăng cao ở nhóm mắc bệnh ĐMNV và BCTKNV và bệnh ĐMNV thường gặp nhiều hơn ở nam so với nữ nhưng các nghiên cứu lại không cho thấy các yếu tố này có liên quan tới mức độ nặng của tổn thương loét [4], [76, 77]. Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ lâu năm cũng được đề cập tới như là nguyên nhân làm xuất hiện loét bàn chân như trong nghiên cứu Prompers [6] nhưng không được các nghiên cứu khác ghi nhận là nguyên nhân làm nặng thêm tổn thương loét [4, 5], [75].

Các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến mức độ nặng của loét bàn chân, hầu hết các nghiên cứu đều phản ánh tình trạng glucose máu kiểm soát kém biểu hiện bằng chỉ số HbA1c và chỉ số glucose máu tăng cao là nguyên nhân không những gây ra loét bàn chân và còn là yếu tố làm tăng mức độ nặng của tổn thương [4, 5]. Suy thận giai đoạn cuối, ghép thận được đề cập tới là một nguyên nhân gây loét bàn chân, làm tăng mức độ nặng của loét và là nguyên nhân gây cắt cụt chi [74]. Rối loạn lipid máu là nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu và là nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại vi, nhưng rối loạn lipid máu không được ghi nhận có liên quan tới mức độ nặng của tổn thương loét [75].

Vai trò của bệnh động mạch ngoại vi được đặc biệt đề cập đến trong hầu hết các nghiên cứu. Bệnh động mạch ngoại vi đã được coi là nguyên nhân làm

tăng thêm tình trạng nhiễm trùng bàn chân, làm nặng thêm tổn thương loét và là nguyên nhân gây ra cắt cụt chi. Nghiên cứu của Parisi cho thấy tổn thương loét mức độ nặng thường có bệnh ĐMNV đi kèm [75]. Nghiên cứu của Samson và cộng sự, những tổn thương loét có nguy cơ cắt cụt chi cao khi có tình trạng nhiễm trùng hoặc phối hợp giữa tình trạng nhiễm trùng bàn chân và tắc mạch chi [78]. Nghiên cứu của Probal và cộng sự cũng cho thấy, những tổn thương LBC do ĐTĐ có bệnh động mạch ngoại vi đi kèm có tỷ lệ cắt cụt chi cao nhất lên tới 29% [79].

Biến chứng thần kinh ngoại vi là một yếu tố nguy cơ gây ra loét bàn

chân. Nghiên cứu của Probal đã cho thấy 11% tổn thương LBC có BCTKNV và 25% tổn thương LBC có BCTKNV đi kèm bệnh ĐMNV bị cắt cụt chi sau 5 năm theo dõi [79]. Tuy nhiên, vai trò của BCTKNV liên quan đến mức độ nặng của tổn thương loét lại có những kết quả nghiên cứu khác nhau. Lawrence và Tjokorda không cho thấy có mối liên quan giữa BCTKNV với nhiễm trùng bàn chân và cắt cụt chi [4, 5]. Một nghiên cứu khác của Min Woong - Sohn lại cho thấy, bàn chân Charcot đã làm tăng nguy cơ cắt cụt chi lên 7 lần so với một vết loét thông thường ở bệnh nhân ĐTĐ [80].

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liền vết loét cũng được thực hiện trên nhiều nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của David [81] đã cho thấy phương pháp điều trị chuẩn đi kèm với liệu pháp điều trị giảm tải đã làm rút ngắn thời gian liền vết loét ở những vết loét bàn chân ĐTĐ có biến chứng thần kinh. Trong khi đó, nghiên cứu của Caroline và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liền vết loét thì các yếu tố về tuổi, chỉ số HbA1c, chỉ số BMI, diện tích vết loét, mức độ loét, nhiễm trùng vết loét, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh lý nặng đi kèm như liệt, suy thận, ghép thận là những yếu tố dẫn tới vết loét không liền [74].

Một phần của tài liệu LEBANGOC-LAnoitiet33 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w