Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam

Một phần của tài liệu la2 (Trang 68 - 75)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.2.2. Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam

con người Việt Nam

Những tác động tích cực của hội nhập quốc tế đến sự phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam.

Thứ nhất, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho mỗi cá nhân con người Việt

Nam có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức.

Hội nhập quốc tế là cơ hội thuận lợi để các quốc gia tận dụng các nguồn ngoại lực từ bên ngoài cũng như phát huy nguồn nội lực từ bên trong để phát triển năng lực của từng cá nhân và của cả cộng đồng xã hội. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho các quốc gia thu hút vốn, khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới và mở rộng thị trường thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, có điều kiện phát triển năng lực của từng cá nhân và của cả cộng đồng xã hội. Quá trình hội nhập quốc tế góp phần đưa đất nước ta chuyển từ xã hội nông nghiệp lạc hậu, khép kín, trở thành một xã hội mở cửa, hội nhập vào tiến trình phát triển chung của thế giới. Nhờ đó, mỗi cá nhân có nhiều điều kiện và cơ hội hơn trong phát triển các năng lực của mình. Chẳng hạn, hợp tác quốc tế về khoa học, giáo dục được mở rộng tạo khả năng để mỗi cá nhân con người Việt Nam có điều kiện giao lưu, trao đổi thông tin, tiếp cận những tri thức mới, đa dạng hóa các nguồn lực và cơ sở giáo dục, đào tạo có chất lượng từ các quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông là những phương tiện truyền tải thông tin, tri thức, là cách thức học tập, nghiên cứu... nhanh chóng và thuận tiện nhất, giúp mỗi người có cơ hội mở rộng tầm hiểu biết, thúc đẩy sự phát triển năng lực nhận thức của con người.

Hội nhập quốc tế với sự hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, các quốc gia (trong đó có Việt Nam) có thể tranh thủ “đi tắt đón đầu”, tận dụng được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại... cũng là những điều kiện ảnh hưởng đến phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của con người. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự ra đời liên tiếp của những phát minh, sáng chế; thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sáng tạo công nghệ ngày càng rút ngắn hơn trước; khoa học - công nghệ có khả năng thâm nhập trực tiếp, nhanh chóng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; khoa học - công nghệ không những “nối dài các giác quan”, và tăng sức mạnh vật chất của con người, mà còn mở rộng sức mạnh tư duy, là cơ sở và điều kiện để nâng cao năng lực nhận thức và năng lực cải tạo thế giới của con người. Những điều kiện đó đã thúc đẩy tư duy con người ngày càng hoàn thiện, kích thích sự tìm tòi, sáng chế ra những phát minh mới, làm cho năng lực sáng tạo của con người ngày càng phát triển.

Không những thế, quá trình hội nhập quốc tế tạo ra những biến đổi nhanh chóng và phức tạp trên mọi mặt của đời sống xã hội đòi hỏi con người phải có trình độ nhận thức, có năng lực tư duy, năng lực sáng tạo... mới có thể nhận diện và thích ứng với thời cuộc. Từ đó, buộc con người phải luôn có ý thức tự giác học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết, năng lực nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn để có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Mỗi cá nhân phải tự giác vươn lên mở rộng phông kiến thức về nhiều mặt, không chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, mà còn cả phông kiến thức về xã hội, về kinh doanh, về nhu cầu, thị hiếu của xã hội;... để không đứng ngoài tiến trình phát triển chung của nhân loại.

Thứ hai, hội nhập quốc tế mở ra cho mỗi cá nhân con người Việt Nam những cơ hội mới và điều kiện thuận lợi cho phát triển năng lực hoạt động thực tiễn.

Trước hết, hội nhập quốc tế mở ra cho mỗi cá nhân những cơ hội mới trong việc tự do lựa chọn công việc phù hợp với năng lực bản thân, kích thích con người nâng cao năng lực làm việc. Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để các quốc gia tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước và quốc tế. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ, tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhờ đó, người lao động

được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong và ngoài nước.

Ở Việt Nam, việc tham gia hội nhập quốc tế sẽ tranh thủ được những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của các nước đi trước nhằm phát triển năng lực khoa học, công nghệ quốc gia để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới và đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, tạo nên nhiều việc làm mới do yêu cầu sử dụng lao động công nghệ cao. Điều đó đặt ra yêu cầu mỗi người phải có những năng lực phù hợp để đáp ứng đòi hỏi của những ngành nghề mới, điều kiện làm việc mới, buộc mỗi người phải nỗ lực tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời, với điều kiện hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại, đa dạng hóa các ngành nghề, mỗi người cũng có thể tự do lựa chọn công việc phù hợp với năng lực, ngành nghề đào tạo của bản thân, có cơ hội nâng cao kiến thức, tay nghề khi làm việc ở môi trường nước ngoài. Đây cũng là một trong những điều kiện kích thích cá nhân mỗi người không ngừng rèn luyện, phát triển năng lực hoạt động thực tiễn của mình.

Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho chúng ta có thể xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cử lao động, đi học tập, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác. Đồng thời, chúng ta cũng tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, mời các chuyên gia đầu ngành từ các nước khác về làm việc cũng như giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm... Chính điều này là cơ hội để mỗi cá nhân con người Việt Nam có điều kiện phát triển năng lực của mình.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động (nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh và 100% vốn nước ngoài), với những yêu cầu gắt gao về cường độ làm việc, tay nghề, trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức kỷ luật cũng là một yếu tố thúc đẩy cá nhân người lao động nỗ lực rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, nâng cao năng lực làm việc cho bản thân mình để khỏi bị đào thải, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Với việc tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, là thành viên của các tổ chức kinh tế lớn của khu vực và thế giới như WTO, APEC, ASEAN...

chúng ta sẽ được hưởng lợi trong tạo việc làm, đổi mới quá trình đào tạo tay nghề, trang bị kỹ năng, cũng như đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo theo đúng yêu cầu của thị trường lao động khu vực và thế giới,.. Nhờ đó, góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực cả ở trong và ngoài nước, nhất là trong các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, kinh tế...

Giúp nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực làm việc của nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường, gắn với nhu cầu của thực tiễn.

Đồng thời, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho mỗi cá nhân con người Việt Nam phát triển năng lực thích nghi và sống hòa nhập trong môi trường đa văn hóa. Hội nhập quốc tế diễn ra cùng với quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam tạo ra rất nhiều thời cơ, vận hội cũng như thách thức, rủi ro, cùng những biến chuyển hết sức đa dạng và phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thương trường, trong thị trường lao động... “buộc” mỗi cá nhân con người phải trở nên năng động, nhạy bén, tích cực tự tìm hướng đi, hướng phát triển cho bản thân để có thể tồn tại và phát triển. Mỗi người phải học hỏi và nâng cao năng lực phán đoán, dự báo xu hướng vận động, biến đổi của thị trường; nhanh nhạy nắm bắt, đối phó, xử lý trước những tình huống phát sinh trong công việc và cuộc sống… Đồng thời, các cá nhân phải chủ động tìm tòi, tiếp cận, tranh thủ những cơ hội để phát triển; phải có bản lĩnh, linh hoạt, khôn khéo để có thể xử lý, giải quyết những “sự cố”, rủi ro, mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa, hạn chế tối đa những tổn thất; phải có năng lực thích ứng để ứng phó với những biến chuyển hết sức phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội.

Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác cho các quốc gia trên thế giới trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa - xã hội. Sự giao lưu, hội nhập về văn hóa giúp cá nhân con người Việt Nam dễ dàng tiếp cận với những giá trị văn hóa nhân loại, cũng như những nền văn hóa khác nhau, sống, làm việc, học tập với những con người từ những nền văn hóa khác nhau... Chính điều này, buộc mỗi cá nhân con người Việt Nam phải có sự chọn lọc và tiếp biến những giá trị văn hóa phù hợp, đồng thời, phải có năng lực sống hòa nhập trong môi trường đa văn hóa đó.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập quốc tế cũng tác

động tiêu cực đối với sự phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam.

Thứ nhất, hội nhập quốc tế làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, làm cho

một số cá nhân con người Việt Nam yếu thế ít có cơ hội học tập, phát triển năng lực nhận thức. Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay trên thực tế tạo ra sự phân phối không đồng đều các lợi ích và cơ hội phát triển giữa các khu vực, các quốc gia, các nhóm dân cư và các cá nhân. Các quốc gia có trình độ kinh tế phát triển hơn, có ưu thế cạnh tranh lớn hơn thì luôn giành thế chủ động và lợi nhuận tối đa trong cạnh tranh. Ngược lại, các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có trình độ phát triển kinh tế thấp, sức cạnh tranh yếu nên chịu bất lợi, thua thiệt. Do đó, sự bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia cũng như các bộ phận dân cư trong một quốc gia cũng ngày càng gia tăng. Đây là những bất lợi, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển năng lực cá nhân con người trong quốc gia đang và kém phát triển. Chính sự phân phối bất bình đẳng và sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất, tinh thần của một số cá nhân yếu thế ở tất cả các nước. Lúc này, mối quan tâm hàng đầu với các cá nhân đó là làm thế nào để có “cơm ăn, áo mặc”, có nơi “che nắng che mưa” chứ không phải làm thế nào để phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động, v.v.. Họ ít có điều kiện và cơ hội để tham gia học tập, nâng cao trình độ và cũng ít quan tâm đến việc học tập để nâng cao năng lực nhận thức cũng như năng lực hoạt động thực tiễn.

Cùng với sự phát triển vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của Internet... trên toàn cầu với khả năng truy cập và tìm kiếm mọi kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng, một mặt có tác động tích cực đến đời sống của cá nhân từng con người, nhưng mặt khác nó cũng khiến cho một số cá nhân con người trở nên thụ động, ỉ lại vào các phương tiện hỗ trợ mà ít sử dụng đến khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ, nhất là với giới trẻ. Chính điều đó đã không kích thích sự phát triển của năng lực tư duy và năng lực sáng tạo... dẫn đến làm hạn chế sự phát triển của năng lực nhận thức của một số cá nhân con người Việt Nam.

Thứ hai, mặt trái của hội nhập quốc tế làm cho sự phát triển năng lực hoạt

nghi và đáp ứng trước những biến đổi của thực tiễn. Trước hết, hội nhập quốc tế làm gia tăng tình trạng thiếu việc làm, “chảy máu chất xám”... làm mất mát nguồn lực và không phát huy được năng lực làm việc của bộ phận cá nhân người lao động Việt Nam. Trong hội nhập quốc tế, mức độ cạnh tranh gay gắt của thị trường lao động, sự khắc nghiệt trong cạnh tranh và quy luật đào thải, cùng với những yêu cầu gắt gao của công việc đã đẩy nhiều người rơi vào thất nghiệp, phá sản, làm ăn thua lỗ, bị bần cùng hóa... Có người bứt phá vươn lên vượt qua khó khăn, nhưng cũng có nhiều người không thể vượt qua được, trở thành những người phải sống bằng trợ cấp thất nghiệp, thậm chí trở thành những người lang thang, vô gia cư... Vì vậy, từ những người có năng lực, có trình độ, nhiều cá nhân con người không có cơ hội để phát huy đúng năng lực chuyên môn, sở trường của mình, bởi họ còn phải lo trang trải cuộc sống.

Hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội việc làm, nhưng đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu cao hơn đối với người lao động, các tiêu chí tuyển dụng đòi hỏi cao hơn. Do những yêu cầu gắt gao của công việc, của nhiều ngành nghề mới đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, có kỹ năng, có trình độ chuyên môn cao và phù hợp mới đáp ứng được. Cho nên, cá nhân người lao động nào thiếu và yếu các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng kinh doanh, kỹ năng mềm… sẽ gặp nhiều khó khăn trong cơ hội tìm kiếm việc làm, nhất là việc làm có thu nhập cao trong môi trường làm việc đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Tình trạng thiếu việc làm, hoặc phải làm những công việc không đúng với năng lực, trình độ chuyên môn sẽ không phát huy được năng lực chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, tay nghề đúng sở trường của người lao động. Do đó, không phát triển và nâng cao được năng lực làm việc cho cá nhân người lao động.

Ở Việt Nam hiện nay, đứng trước xu thế hội nhập, mở cửa, chúng ta cũng phải đối diện với thực tế, đó là sự dịch chuyển của những người có năng lực, còn gọi là hiện tượng “chảy máu chất xám” của người lao động có tay nghề, hay những du học sinh, những nhân tài có trình độ cao sang các quốc gia phát triển cao hơn trong khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập, cơ hội đi du học từ nguồn học bổng của nhà nước, từ các tổ chức phi chính phủ, hay du học tự túc... cũng đang mở ra cơ hội đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Song, nhiều cá nhân tài năng sau khi được đào tạo (kể cả những người được cấp học bổng

Một phần của tài liệu la2 (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w