Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam

Một phần của tài liệu la2 (Trang 75 - 82)

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÁ NHÂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.2.3. Yêu cầu của hội nhập quốc tế đối với phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam

nhân con người Việt Nam

Có thể nói, năng lực cá nhân con người rất đa dạng, phong phú. Ở mỗi thời đại khác nhau yêu cầu và tiêu chí đánh giá năng lực cá nhân con người không như nhau. Bên cạnh những năng lực đặc trưng bản chất cần có của mỗi cá nhân, hội nhập quốc tế còn đặt ra những yêu cầu mới trong phát triển năng lực con người để phù hợp và đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình đó. Do đó, trong khuôn khổ đề tài luận án, tác giả chỉ tập trung vào một số năng lực cơ bản mà mỗi cá nhân con người Việt Nam cần phải có trong điều kiện hội nhập quốc tế, và việc phát triển các năng lực này để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Thứ nhất, yêu cầu về phát triển năng lực nhận thức của cá nhân con người

Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, cách mạng khoa học - công nghệ. Có thể nói, ngoài những yêu cầu cơ bản cần có của năng lực nhận thức như tri thức, phương pháp tư duy, khả năng sáng tạo, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay còn đặt ra nhiều yêu cầu mới trong năng lực nhận thức và phát triển năng lực này cho cá nhân con người Việt Nam.

Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển, loài người đang bước vào nền văn minh trí tuệ, nếu con người không có tri thức, không có phương pháp tư duy thì sẽ không thể hòa mình được với thời cuộc, đòi hỏi con người phải có trình độ trí tuệ ngang tầm đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0. Trong thời đại công nghệ hiện nay, với sự bùng nổ của thông tin trên toàn cầu diễn ra nhanh chóng, nhưng với lượng thông tin khổng lồ, đa chiều, nhiễu loạn, làm thế nào để con người có thể xử lý, chọn lọc được những thông tin cần thiết, chính xác, hữu ích để bổ sung và hoàn thiện vốn tri thức nghề nghiệp, tri thức cuộc sống của bản thân? Điều đó đòi hỏi con người nói chung và cá nhân con người Việt Nam nói riêng phải có năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin; phải có năng lực tư duy độc lập để phân tích và lựa chọn thông tin; năng lực vận dụng linh hoạt, kịp thời thông tin vào học tập, nghiên cứu, làm việc,v.v..

Trong kinh tế tri thức, công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ và sản phẩm ngày càng rút ngắn, tốc độ đổi mới ngày càng tăng nhanh, các nhà sản xuất muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản xuất. Nếu không kịp thời đổi mới, sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu và tất yếu sẽ bị thay thế. Điều đó đòi hỏi tư duy con người cũng phải vận động, đổi mới, sáng tạo liên tục, không ngừng. Do đó, yêu cầu về năng lực đổi mới, năng lực sáng tạo là một yêu cầu không thể thiếu trong phát triển năng lực nhận thức của mỗi cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Bên cạnh những yêu cầu về năng lực nhận thức của cá nhân con người Việt Nam mà hội nhập quốc tế đặt ra, thì một yêu cầu không thể thiếu đó là năng lực tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu để phát triển trí tuệ. Tự học, tự giáo dục, tự đào tạo là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo, cũng như quyết định sự phát triển năng lực nhận thức. Năng lực tự học, tự đào tạo của cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập chính là việc mỗi cá nhân tự điều chỉnh các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sinh hoạt cộng đồng... nhằm phù hợp và đáp ứng yêu cầu điều kiện hội nhập.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, để phát triển năng lực của bản thân mình, mỗi cá nhân con người Việt Nam phải ý thức được nhu cầu thực tiễn của thời đại, con người không chỉ tiếp nhận những tác động từ bên ngoài, mà vấn đề quan trọng đó chính là sự phát huy tính tích cực tự giác của mỗi cá nhân con người Việt Nam trong việc phát triển năng lực nhận thức của bản thân. Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân con người Việt Nam phải phấn đấu vươn lên không ngừng để có tri thức, năng động, sáng tạo, chủ động và tích cực, không ngừng học hỏi với tinh thần cầu thị, tự

học, tự trau dồi nâng cao trình độ tri thức, nhận thức để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, yêu cầu về năng lực làm việc và năng lực sống của cá nhân con

người Việt Nam trong môi trường cạnh tranh, đa văn hóa, đa ngôn ngữ, chuyên môn hóa và công nghệ cao. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, yêu cầu đối với năng lực làm việc của cá nhân con người Việt Nam được đặt ra cao hơn, với nhiều tiêu chí khác hơn so với các thời kỳ khác. Tiến trình hội nhập cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ hiện đại, trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày càng cao đòi hỏi cá nhân con người Việt Nam con người cần có năng lực thực hiện công việc chuyên môn cao, kỹ năng nghề cao ngang tầm khu vực, rút ngắn khoảng cách chênh lệch với thế giới; có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Hội nhập quốc tế với sự ra đời và phát triển nhanh chóng công nghệ kỹ thuật hiện đại đã nảy sinh cách phân chia mới về các ngành kinh tế, trong đó có sự xuất hiện ngành công nghệ kỹ thuật cao đã đặt ra nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi mới có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường trong quá trình phát triển đó.

Hội nhập quốc tế cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và cách mạng khoa học - công nghệ với những tác động thuận - nghịch của nền kinh tế thị trường, một mặt, đòi hỏi cá nhân con người phải có những năng lực toàn diện không chỉ về năng lực nhận thức mà còn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học,... Cá nhân từng con người không chỉ giỏi một lĩnh vực mà còn tinh thông nhiều lĩnh vực để đáp ứng được tốt hơn yêu cầu của tiến trình hội nhập. Nhưng, mặt khác, cũng đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa sâu trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cá nhân con người Việt Nam. Đó là yêu cầu cần có những cá nhân có trình độ lao động, tay nghề cao, làm chủ được các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại; có thể chủ động tiếp nhận những kiến thức chuyển giao công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả trong công việc để tạo ra nhiều giá trị lao động; có những cá nhân nhà quản lý có năng lực lãnh đạo, quản lý (quản lý điều hành sản xuất, quản lý kinh tế, quản lý xã hội...), năng lực hoạch định chính sách...; có những cá nhân - chuyên gia hàng đầu trong những lĩnh vực, ngành nghề công nghệ cao (như trong lĩnh vực điện nguyên tử, hạt nhân; chế tạo vật liệu mới,...).

Trong nền kinh tế hội nhập, với sức mạnh to lớn của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, những nội dung tri thức nghề nghiệp của lao động biến đổi không ngừng và với tốc độ rất nhanh. Không những thế, một sản phẩm ra đời là kết quả hợp tác của nhiều nước, nghĩa là quy mô của lao động tổng thể được sử dụng ngày càng mở rộng và khả năng thích ứng, tính linh hoạt của nguồn nhân lực càng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Điều đó đòi hỏi mỗi cá nhân người lao động phải thường xuyên cập nhật, bổ sung tri thức nghề nghiệp để có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi liên tục của môi trường công việc, của công nghệ sản xuất; với môi trường làm việc cạnh tranh, đa văn hóa, ngôn ngữ và cường độ lao động cao. Đồng thời, cá nhân người lao động còn phải có năng lực xử lý công việc mang tính chuyên môn hóa và công nghệ cao của quá trình hội nhập; có kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm để tương tác, đàm phán, giải quyết thành công những xung đột trong môi trường làm việc công nghiệp, đa quốc gia, đa ngôn ngữ, đa văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật, v.v..

Ở nước ta, yêu cầu về năng lực làm việc của cá nhân con người được xác định là một trong những mục tiêu cụ thể của Chiến lược Phát triển nhân lực Việt

Nam thời kỳ 2011-2020. Đó là, xây dựng đội ngũ những chuyên gia đầu ngành có

trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới. Đồng thời, xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, có năng lực kinh doanh, khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh [113, tr.2] nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Bên cạnh đó, năng lực sống của cá nhân con người trong điều kiện hội nhập, mở cửa, đa văn hóa có vai trò rất quan trọng, là một yêu cầu không thể thiếu trong phát triển năng lực cá nhân con người thời kỳ hội nhập quốc tế. Năng lực sống là những năng lực cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày một cách tích cực. Theo một nghiên cứu, trong số những người thành đạt, chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn, 75%

còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm, năng lực sống mà họ được trang bị [66, tr.96].

Trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, con người cần phải biết làm thế nào để ứng phó trước tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử... Nếu không được trang bị sẵn những vốn sống, con người khó có thể ứng phó một cách tích cực nhất khi phải đối mặt với những tình huống thử thách, hoặc dễ dàng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường sống. Nếu một cá nhân không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc, dù anh ta có nhiều năng lực đến đâu, cũng không biết cách sử dụng và phát huy một cách hiệu quả nhất những năng lực của bản thân... Vì vậy, khi tham gia tiến trình hội nhập, ngoài việc phải đáp ứng những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề..., mỗi cá nhân còn cần phải có năng lực sống phong phú, đa dạng phù hợp với bối cảnh thời đại mới. Đó là phải “có năng lực thích ứng và nhanh chóng tạo được thế chủ động trong môi trường sống” [113, tr.2]; có kỹ năng sống, có khả năng ứng phó, xử lý tình huống nhạy bén, linh hoạt để có thể thích ứng tốt với thực tiễn hội nhập với những biến động, thay đổi khôn lường, hạn chế được những tổn thất, rủi ro, tranh thủ được nhiều thời cơ, vận hội để phát triển.

Đồng thời, trong xu thế hội nhập, giao lưu, giao thoa giữa các nền văn hóa hiện nay, vấn đề giao tiếp, ứng xử ngày càng trở nên vô cùng quan trọng, đòi hỏi con người cần có “năng lực ứng xử (đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân...) và tính năng động, tự lực cao, đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong xã hội công nghiệp” [113, tr.2]. Bên cạnh đó, trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại cũng như trong môi trường làm việc đa văn hóa, thì vấn đề sống và làm việc trong môi trường tập thể là một điều kiện thiết yếu, đặt ra yêu cầu mỗi cá nhân phải có năng lực hợp tác, hòa nhập, tạo lập bầu không khí thoải mái, tin cậy, đoàn kết, tôn trọng, hợp tác để cùng hoàn thành tốt những nhiệm vụ đặt ra.

Như vậy, trước những tác động và yêu cầu của hội nhập quốc tế, có thể khẳng định, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập cũng chính là việc phải phát triển, nâng cao hơn nữa những năng lực phù hợp, có thể đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn hội nhập. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ xin giới hạn xem xét vấn đề phát triển năng lực cá nhân con

người Việt Nam trên một số năng lực cụ thể nhất định, phù hợp với những yêu cầu của điều kiện hội nhập:

Một là, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng

lực nhận thức trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là làm gia tăng khả năng hoạt động của trí tuệ con người Việt Nam đảm bảo cho hoạt động của con người đạt chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng các yêu cầu của điều kiện hội nhập. Cụ thể, yêu cầu của điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng lực nhận thức là phát triển các năng lực: năng lực trí tuệ; phương pháp tư duy; năng lực sáng tạo; năng lực tư duy độc lập; năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin; năng lực vận dụng linh hoạt; năng lực tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu để phát triển trí tuệ của bản thân...

Hai là, phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng

lực hoạt động thực tiễn trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay là nâng cao khả năng hoạt động trong công việc của con người Việt Nam; đồng thời, nâng cao khả năng có hành vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả trước những đòi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày, bảo đảm cho công việc của họ đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của điều kiện hội nhập.

Nói cách khác, yêu cầu của điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phát triển năng lực cá nhân con người Việt Nam từ khía cạnh năng lực hoạt động thực tiễn là phát triển các năng lực như: trình độ chuyên môn; năng lực ứng dụng; năng lực ngoại ngữ; năng lực xử lý công việc mang tính chuyên môn hóa và công nghệ cao của quá trình hội nhập; có kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc theo nhóm để tương tác, đàm phán, giải quyết thành công những xung đột trong môi trường làm việc công nghiệp, đa quốc gia, đa ngôn ngữ, đa văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật... (còn gọi là phát triển năng lực làm việc); đồng thời, phát triển các kỹ năng sống; có khả năng ứng phó, xử lý tình huống nhạy bén, linh hoạt để có thể thích ứng tốt với thực tiễn hội nhập; năng lực giao tiếp; năng lực thích ứng; năng lực hợp tác, năng lực hòa nhập cộng đồng đa văn hóa, năng lực tự bảo vệ, năng lực quản lý thời gian... (còn gọi là phát triển năng lực sống).

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích, kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các học giả trong và ngoài nước về năng lực, năng lực cá nhân, phát triển năng lực cá nhân, có thể hiểu phát triển năng lực cá nhân con người là quá trình tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể làm chuyển hóa về chất các năng lực, làm cho năng lực của mỗi cá nhân chuyển từ trình độ thấp lên cao, từ chưa phù hợp đến phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn nhằm giúp mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ một cách tối ưu nhất. Thực chất của phát triển

năng lực cá nhân con người là nhằm phát triển những năng lực bản chất của con

Một phần của tài liệu la2 (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w