5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM
3.1.3. Các thiết chế pháp lý khác
Thỏa ước Madrid 1981 and Nghị định thư Madrid
Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu được ký kết ngày 14/04/1891108 bởi bốn quốc gia đầu tiên của Liên minh Paris. Thỏa ước này được xây dựng nhằm thiết lập sự thống nhất đặc biệt trên phạm vi quốc tế trong việc đăng ký về nhãn hiệu. Thỏa ước chỉ điều chỉnh các thủ tục về nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả tại Các Quốc Gia Thành Viên. Thỏa ước không có các quy định về mặt nội dung trực tiếp liên quan việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.
Lưu ý rằng Thỏa ước Madrid chỉ quy định các vấn đề về thủ tục. Tuy nhiên, Thỏa ước này cũng có điều khoản109 có liên quan nhất định đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định này, các nước thành viên được phép từ chối nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu dựa trên cơ sở quy định rõ tại Công Ước Paris đối với việc bảo hộ sở hữu công nghiệp, bao gồm việc đăng ký nhãn hiệu, được bảo vệ như là nhãn hiệu nổi tiếng. Việc đăng ký quốc tế như vậy có thể không có giá trị (toàn bộ hoặc một phần) tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền của Các Quốc Gia Thành Viên trong phạm vi mà vùng lãnh thổ liên quan đến quốc gia thành viên đó. Tuy nhiên, chủ sở hữu nhãn hiệu muốn đăng ký như thế, phải được trao cơ hội kịp thời để thiết lập và bảo vệ quyền của họ.110
Mặc dù Thỏa ước Madrid là văn kiện pháp lý quan trọng trong hệ thống văn kiện pháp lý về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu, nhưng các quy định của Thỏa ước này không làm hài lòng hết tất cả các quốc gia. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Châu Âu, đã tìm kiếm và xây dựng một khung pháp lý hiệu quả hơn. Hệ quả là, Nghị định thư Madrid được ban hành vào năm 1989 dưới sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO). Nói chung, đặc điểm chung và trọng tâm của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nhằm hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế cùng với hệ thống quốc gia thuần túy tồn tại trước kia. Hai văn kiện pháp lý này không đưa ra các quy định về pháp luật nội dung trực tiếp liên quan bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra hai văn kiện pháp lý này cũng có khác biệt trong việc quy định thủ tục cụ thể như thời hạn bảo hộ, gia hạn thời hiệu từ chối, phí đăng ký và ngôn ngữ chính thức.
Thỏa ước M adrid được ký kết tại M adrid (Tây Ban Nha) ngày 14/4/1891 dưới sự bảo trợ của Liên minh Paris. Thỏa ước này được bổ sung sửa đổi nhiều lần vào các năm 1900, 1911, 1923, 1934, 1957, 1967 và 1979.
Điều 5 – Thỏa ước M adrid 1891. Điều 5 (6) – Thỏa ước M adrid 1891.
Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999
Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) được thiết lập bởi Công Ước WIPO năm 1967111 điều chỉnh việc bảo hộ quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ. Các mục tiêu của WIPO là nhằm thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới thông qua việc hợp tác giữa các quốc gia và, nếu thích hợp, cùng phối hợp với các tổ chức quốc tế khác. WIPO cũng nhằm đảm bảo sự hợp tác hành chính thống nhất về sở hữu trí tuệ hình thành bởi Công Ước Paris và Berne và hiệp ước phụ được ký kết bởi các thành viên của Liên minh Paris.112 Ngày nay, đã có một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng113 thông qua Công ước Paris và Hiệp định TRIPs. Tuy nhiên, các quy định chi tiết và cụ thể hơn về cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng cũng như việc xác định thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng được mở ra cho các hệ thống pháp luật nội địa của các quốc gia thành viên. Nhưng luật pháp của các quốc gia lại rất khác nhau và thật không đơn giản để tìm thấy những sự thống nhất hay tương đồng giữa chúng. Vì vậy, vào năm 1995, WIPO đã thành lập một Ủy Ban Chuyên Gia về Nhãn hiệu Nổi tiếng114 (Committee of Experts on Well- known Trademarks) với mục đích đánh giá, xem xét các tiêu chuẩn được đặt ra để xác định nhãn hiệu nổi tiếng và những giải pháp nhằm thực thi và bảo hộ một cách hiệu quả nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Sau đó, Ủy Ban thường trực về pháp luật Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp và Chỉ dẫn địa lý (SCT)115 tiếp tục được thành lập cũng nhằm đạt đến những mục đích này. Tháng 09/1999, Đại Hội đồng của Liên minh Công ước Paris và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã ban hành một Bản khuyến nghị chung bao gồm 6 điều khoản nhằm mục đích làm rõ và bổ sung những quy định pháp luật hiện hành về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng theo Công ước Paris và Hiệp định TRIPs. Văn bản này đã đề cập đến những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, liệt kê một danh mục chưa đầy đủ các căn cứ phải được xem xét bởi các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia để xác định một nhãn hiệucó phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.116
Xem tại: http://www.wipo.int/about-wipo/en/what_is_wipo.html. Xem tại: http://www.wto.org/english/tratop _e/trips_e/tripfq_e.htm.
Chủ yếu dựa trên quy định tại Điều 6bis – Công ước Paris và các Điều 16(2), 16(3) – Hiệp định TRIPs.
Bài viết “Khuynh hướng và sự phát triển của nhãn hiệu trên quy mô toàn cầu”, Hội thảo khu vực ASEAN của WIPO về bảo hộ quốc tế nhãn hiệu, được tổ chức tại thành phố Hồ Chí M inh từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2001.
SCT – The Standing Committee on the Law of Trademarks, Industrial designs and Geographical indications. Theo điều 2 (1) (b) của Bản khuyến nghị, những căn cứ này bao gồm:
M ức độ nhận biết hay thừa nhận của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng liên quan, M ức độ, quy mô và khu vực địa lý của mọi sự sử dụng của nhãn hiệu đó,
Thứ hai, làm rõ khái niệm “bộ phận công chúng có liên quan” mà chúng được sử dụng như là những căn cứ quan trọng để xác định nhãn hiệu nổi tiếng.117
Thứ ba, liệt kê một danh mục các yếu tố không được xem như là những căn cứ hay điều kiện cho việc xác định nhãn hiệunổi tiếng.118
Thứ tư, quy định những trường hợp theo đó một nhãn hiệusẽ bị coi là xung đột với nhãn hiệunổi tiếng.119
Thứ năm, quy định những biện pháp cưỡng chế, chế tài hay các giải pháp có thể được sử dụng trong trường hợp có sự xung đột giữa nhãn hiệunổi tiếng với chỉ dẫn thương mại hay giữa nhãn hiệu nổi tiếng với tên miền.120
Điểm quan trọng chính của Bản Khuyến Nghị của WIPO năm 1999 là dựa trên thực tế rằng mặc dù chưa có một định nghĩa chính xác về nhãn hiệu nổi tiếng khi lần đầu tiên, trong phạm vi một văn kiện quốc tế được ban hành thông qua WIPO, các tiêu chí áp dụng bởi Quốc Gia Thành Viên khi xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Các tiêu chí của Bản Khuyến Nghị của WIPO năm 1999 giải quyết các trường hợp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng gồm:
Mức độ biết đến và thừa nhận nhãn hiệu của công chúng trong lĩnh vực liên quan;
Thời hạn, phạm vi và địa điểm sử dụng nhãn hiệu;
Thời hạn, phạm vi và địa điểm quảng bá nhãn hiệu, bao gồm quảng cáo hoặc công bố và trình bày tại hội chợ hoặc triển lãm, hàng hóa và/hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu áp dụng;
Thời hạn và địa điểm đăng ký, và/hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, trong phạm vi đơn đăng ký thể hiện việc sử dụng hoặc công nhận nhãn hiệu;
- M ức độ và giới hạn địa lý của bất kỳ sự đăng ký và / hoặc yêu cầu đăng ký đối với nhãn hiệu đó, - Sự ghi nhận những thành công của việc thực hiện các quyền của chủ sơ hữu liên quan đến nhãn hiệu, Giá trị gắn liền với nhãn hiệu.
Xem điều 2 (2) của Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999. Xem điều 2 (3) của Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999. Xem điều 4 của Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999. Xem điều 5 và 6 của Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999.
Hồ sơ thực thi thành công quyền về nhãn hiệu, nói riêng, trong phạm vi nhãn hiệu được thừa nhận nổi tiếng bởi cơ quan có thẩm quyền; Giá trị gắn liền với nhãn hiệu.121
Bên cạnh các hướng dẫn về các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, Bản Khuyến Nghị cũng đưa ra các loại trừ đối với các điều kiện sau đây và/hoặc các yêu cầu từ các đánh giá của Quốc Gia Thành Viên có hay không có nhãn hiệu nổi tiếng:
Nhãn hiệu đã và đang được sử dụng trong, hoặc nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp hoặc đối với, Quốc Gia Thành Viên;
Nhãn hiệu nổi tiếng trong, hoặc nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp hoặc đối với, bất kỳ cơ quan có thẩm quyền ngoài Quốc Gia Thành Viên; hoặc
Nhãn hiệu nổi tiếng bởi đại đa số công chúng tại Quốc Gia Thành Viên.122
Tuy nhiên, cần lưu ý là các quy định của Bản Khuyến Nghị này chỉ mang tính hướng dẫn và không có giá trị pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc tuân thủ. Do vậy, Khuyến Nghị này chỉ có ý nghĩa trong chừng mực quốc gia thành viên nội luật hóa trong hệ thống pháp luật của họ.