Một số quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng

Một phần của tài liệu MOST-INTA - WKTM Project - Final Report Updated 03112017 (clean) - V02 (Trang 55 - 59)

5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM

3.3.2. Một số quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng

tiếng

3.3.2.1. Định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng

Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về khái niệm “nhãn hiệu nổi tiếng” được đưa ra trong pháp luật Hoa Kỳ. Điều này cũng tương tự như tình trạng thực tế hiện nay ở Châu Âu và nhiều quốc gia khác. Vì vậy, sẽ là không đơn giản cho việc xác định một nhãn hiệucó phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều trao thẩm quyền cho các cơ quan chức năng (thông thường là Tòa án hoặc các Văn phòng quốc gia về Sở hữu công nghiệp) trong việc xác định sự nổi

Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (Federal Trade M ark Dilution Act – FTDA) (H.R. 1295) được thông qua bởi Hạ viện Hoa Kỳ ngày 16/12/1995 và bởi Thượng viện vào ngày 29/12/1995.

Y kiến của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong vụ kiện số 01 – 1015 giữa “Victor Mosely and Cathy Mosely, dab

tiếng của các nhãn hiệutrong những trường hợp cụ thể. Và lẽ dĩ nhiên những quyết định hay sự xem xét như thế trước tiên sẽ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung đã được quy định bởi pháp luật.

Theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệunăm 1995, chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có quyền, phù hợp với nguyên tắc của Luật công bằng và tuỳ thuộc vào sự xem xét của Tòa án, yêu cầu một Lệnh của Tòa án chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với nhãn hiệuhay tên thương mại, nếu sự sử dụng như thế được bắt đầu sau khi nhãn hiệucủa chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của nhãn hiệunổi tiếng. Và để có thể xác định một nhãn hiệucó phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, Tòa án sẽ phải cân nhắc, xem xét đến các yếu tố sau đây:

Mức độ của tính phân biệt tự thân vốn có hay tính phân biệt có được thông qua quá trình sử dụng nhãn hiệu;

Khoảng thời gian và mức độ sử dụng nhãn hiệu trong mối liên hệ với hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng;

Khoảng thời gian và quy mô của các hoạt động quảng cáo hay phổ biến nhãn hiệu;

Phạm vi địa lý của các khu vực thương mại mà nhãn hiệu được sử dụng;

Các kênh lưu thông đối với hàng hóa hay dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng;

Mức độ công nhận nhãn hiệu trong các khu vực thương mại và các kênh lưu thông hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu;

Bản chất và mức độ của việc sử dụng nhãn hiệu giống hay tương tự của bên thứ ba;

Nhãn hiệu đã được đăng ký theo Đạo luật ngày 03/03/1881 hoặc Đạo luật ngày 20/02/1905, hoặc đăng ký nguyên tắc hay chưa.157

Xem điều 3 – Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu năm 1995.

Và xem “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Sự so sánh các điều kiện thực thi nhãn hiệu và các hệ thống pháp luật nhãn hiệu giữa Nhật Bản và Trung Quốc”, XIA QING, trang 11.

3.3.2.2. Nội dung bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Vấn đề trọng tâm của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Hoa kỳ chính là sự lu mờ nhãn hiệu. Thuật ngữ này đã được đưa ra và sử dụng trong một thời gian khá dài trước khi được đề cập trong luật. Nó được định nghĩa lần đầu tiên bởi giáo sư luật danh tiếng Frank Schechter vào năm 1927 để bảo vệ chống lại “sự biến mất dần dần hay sự phân tán những đặc tính và sự nhận biết của công chúng đối với nhãn hiệu bởi sự sử dụng nó cho những sản phẩm phi cạnh tranh”. Một năm sau đó, Thẩm phán Learned Hand, trong vụ kiện “Yale Electric Corporation v. Robertson” (năm 1928), đã chấp thuận một Lệnh cho phép chống lại sự sử dụng của bị đơn đối với nhãn hiệutương tự với nhãn hiệu của nguyên đơn nhưng chỉ cho những hàng hóa phi cạnh tranh.158 góc độ chung nhất, khái niệm về sự lu mờ nhãn hiệu được hiểu là sự làm giảm đi khả năng của nhãn hiệu nổi tiếng trong việc nhận biết và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ, bất kể có tồn tại hay không tồn tại một sự cạnh tranh giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và các bên khác, hay khả năng gây nhầm lẫn, lỗi lầm hay lừa dối.159 Định nghĩa này rõ ràng đã khẳng định rằng nguy cơ gây nhầm lẫn, mặc dù là một căn cứ cơ bản của sự xâm phạm nhãn hiệu, không phải là một yếu tố được yêu cầu cho sự lu mờ theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, lịch sử lập pháp Hoa Kỳ đã cho chúng ta thấy một điều rằng khái niệm về sự lu mờ được mô tả bao gồm tất cả những hình thức của sự làm lu mờ được thừa nhận một cách hợp pháp.160

Dựa vào những quy định của pháp luật thực định cũng như sự xem xét, cân nhắc của Tòa án, khi một nhãn hiệu được xác định là có tính phân biệt và nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có quyền yêu cầu một lệnh ngăn chặn chống lại những sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với nhãn hiệu nếu việc sử dụng đó xảy ra sau khi nhãn hiệu đã được xác định là nổi tiếng và sự sử dụng như thế có thể gây ra hay làm lu mờ đối với nhãn hiệu nổi tiếng.161

Tuy nhiên, cũng giống như những quy định của pháp luật Cộng đồng Châu Âu, quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định ở trên liên quan đến việc ngăn chặn mọi sự đăng ký hay sử dụng những nhãn hiệu mà chúng có thể gây ra sự lu mờ cho nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị giới hạn trong 158 Tạp chí “Public policy and M arketing”, bài “Famous marks now federally protected against dilution”, các

tác giả Jeffrey M . Samuels và Linda B. Samuels, trang 309.

Xem điều 4 – Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu năm 1995.

Xem “M ead Data Central v. Toyota M otor Sales, USA., năm 1989, trang 1031. “Coca – Cola Company v. Gemini Rising” năm 1972, trang 1183.

“American Express Company v. Vibra Approved Laboratories Corporation”, năm 1989, trang 2006.

những chừng mực nhất định. Theo đó, chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị hạn chế quyền trong những trường hợp sau đây:

Sự sử dụng một cách công bằng nhãn hiệu nổi tiếng bởi một người khác trong hoạt động quảng cáo hay xúc tiến thương mại so sánh để nhận biết những hàng hóa hay dịch vụ cạnh tranh với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng;

Việc sử dụng những nhãn hiệu nổi tiếng không nhằm mục đích thương mại;

Tất cả những hình thức báo cáo, thông tin hay bình luận tin tức.162

Trường hợp đầu tiên được đưa ra dựa trên học thuyết do các luật gia của Hoa Kỳ nêu ra. Học thuyết này đã chỉ ra rằng những sự sử dụng công bằng và trung thực nhãn hiệu của người khác có thể phải được pháp luật cho phép. Trên cơ sở đó, với lập luận cho rằng những sự sử dụng ngay tình và công bằng nhãn hiệu trong việc quảng cáo hay xúc tiến thương mại sẽ không bị coi là xâm phạm nhãn hiệu và không bị khiếu nại, pháp luật Hoa Kỳ mở ra một phạm vi hợp lý cho việc sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng bởi các chủ thể khác. Chẳng hạn, một mẫu quảng cáo được đưa ra bởi một cửa hàng trang trí nội thất có nội dung rằng “màu sắc phong phú hơn cả Revlon” (more colors than Revlon) sẽ không thể bị coi là một sự làm lu mờ nhãn hiệu Revlon, do vậy sẽ không thể bị khởi kiện bởi chủ sở hữu của nhãn hiệu nổi tiếng này theo quy định của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu.163

Căn cứ thứ hai liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu vào mục đích phi thương mại đã trở thành một căn cứ quan trọng của việc giới hạn quyền năng của chủ sở hữu nhãn hiệu được ghi nhận trong pháp luật của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Căn cứ này được hiểu bao gồm tất cả các trường hợp sử dụng nhãn hiệu không nhằm mục đích kinh doanh hay tìm kiếm lợi nhuận hay bất kỳ một lợi ích kinh tế nào khác. Ví dụ, việc sử dụng nhãn hiệu trong một công trình nghiên cứu khoa học hay một cuộc điều tra xã hội học… sẽ không bị coi là xâm phạm đến nhãn hiệu.

Và căn cứ cuối cùng được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tự do ngôn luận và tự do báo chí. Những nguyên tắc này được ghi nhận như là những quyền cơ bản của con người trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như Công ước Châu Âu về Quyền con người, Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ… Theo căn cứ này, tất cả những trường hợp sử dụng nhãn hiệu liên quan đến việc hay chỉ nhằm mục đích cung cấp thông

Điều 3 (4) (c) – Đạo luật liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu năm 1995.

Tạp chí “Public policy and M arketing”, bài “Famous marks now federally protected against dilution” của các tác giả Jeffrey M . Samuels và Linda B. Samuels, trang 310.

tin qua các kênh thông tin đại chúng hoặc thông qua các cách thức khác sẽ không bị cản trở hay ngăn cấm bởi pháp luật hay bởi chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi những quyền của họ do pháp luật quy định.

3.4.MÔ HÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu MOST-INTA - WKTM Project - Final Report Updated 03112017 (clean) - V02 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w