5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM
3.1.4. Đánh giá chung
Hiện nay, toàn cầu hóa được xem như là xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Xét từ góc độ kinh tế, toàn cầu hóa có thể được hiểu như là một xu thế tăng cường hội nhập kinh tế một cách sâu rộng hơn giữa các quốc gia. Nó cũng tạo ra một “sân chơi” chung cho tất cả các công ty, doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về nền tảng chính trị, văn hóa, tôn giáo… Ở một góc độ khác, một nhà bình luận đã mô tả toàn cầu hóa như là “một quá trình/tiến trình mà theo đó nguồn vốn đầu tư được làm tăng thêm dựa trên một nền tảng đa quốc gia, không chỉ trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn quan trọng hơn,
Điều 2 (1) (b) – Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999.
Xem thêm tại: http://www.wipo.int/about-ip/en/development_iplaw/pub833-02.htm#P94_4696. 122 Điều 2 (3) (a) – Bản khuyến nghị của WIPO năm 1999. Xem tại: http://www.wipo.int/about-
trong dòng chảy của nguồn vốn đầu tư cũng như sự lưu thông của các thiết chế tài chính và tiền tệ”.123
Tuy nhiên, ý nghĩa của toàn cầu hóa không chỉ giới hạn trong phạm vi lĩnh vực kinh tế mà nó còn liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, bao gồm cả hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng của mỗi quốc gia. Trong đó, tác động quan trọng nhất của nó đối với lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ chính là sự xuất hiện nhu cầu thiết thực của một hệ thống thông tin toàn cầu hóa. Để có được sự phân tích đầy đủ và toàn diện đối với vấn đề này trên bình diện các thiết chế pháp lý trong nước và quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ thực sự là một thách thức to lớn. Và điểm bắt đầu lý tưởng nhất cho quá trình đó chính là việc xác định các thành tố quan trọng của vấn đề, cũng như những sự tác động qua lại của chúng, bao gồm: toàn cầu hóa, tự do thông tin và quyền sở hữu trí tuệ124. Ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình toàn cầu hóa đối với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ chính là sự xóa mờ dần sự ảnh hưởng hay tác động của biên giới quốc gia trong các hoạt động thương mại và các chính sách kinh tế. Ở một khía cạnh khác, toàn cầu hóa cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình hài hòa hóa các tiêu chuẩn pháp lý của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các hệ thống pháp luật quốc gia. Trong quá khứ, đã có nhiều văn bản pháp lý quốc tế được hình thành nhằm đến mục đích này, bao gồm Công ước Paris năm 1883, Công ước Berne năm 1886, Thỏa ước Madrid năm 1891, Hiệp định TRIPs năm 1994, Hiệp định Thương mại chống hàng giả (ACTA) năm 2010125… Các thiết chế pháp lý quốc tế được xây dựng là những minh chứng rõ nhất cho các nỗ lực quốc tế chung của các quốc gia trong việc tìm kiếm sự thống nhất tương đối hệ thống pháp luật về SHTT và thương mại quốc tế. Một tác động khác của quá trình toàn cầu hóa đối với pháp luật về sở hữu trí tuệ là nhu cầu thiết thực của việc tạo ra một sự thống nhất trong hệ thống đăng ký bảo hộ quyền SHTT vốn khá khác biệt giữa các quốc gia. Bởi vì dù rằng trên thực tế đã có các cơ chế đăng ký và bảo hộ quốc tế nhưng hiện nay hầu hết các quốc gia vẫn có hệ thống đăng ký bảo hộ riêng của họ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Điều này cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Cuối cùng, có thể nhìn thấy một cách rõ ràng rằng trong không gian mạng và môi trường thông tin số hóa, và với sự phổ biến mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm có
Tài liệu đã dẫn. Tài liệu đã dẫn.
Năm 2006, Nhật Bản và Hoa Kỳ đưa ra ý tưởng về việc ký kết một Hiệp ước đa phương mới nhằm chống lại nạn giả mạo và ăn cắp trong thương mại, gọi là Anti-Counterfeiting Trade Agreement (ACTA). Năm 2007, Liên minh châu Âu và một số thành viện của WTO tiến hành đàm phán về Hiệp định này . Sau 11 vòng đàm phán, Hiệp định đã được thông qua vào tháng 11/2010 và đang được các quốc gia xem xét hoàn tất các thủ tục phê chuẩn theo pháp luật quốc gia.
phạm vi rộng và độ chính xác rất cao như Google Search hay Yahoo Search thì khả năng tiếp cận thông tin của từng cá nhân là gần như không thể giới hạn được.
Trong bối cảnh nói trên, các Điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia đã giúp tạo nên một khuôn khổ thống nhất cũng như các nghĩa vụ ràng buộc đối với các quốc gia thành viên trong việc công nhận và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi lãnh thổ và trong hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Tuy nhiên, thực tiễn lập pháp và thực thi pháp luật của các quốc gia đã chỉ ra rằng cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở khác quốc gia khác nhau đều có những đặc thù riêng.