Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng

Một phần của tài liệu MOST-INTA - WKTM Project - Final Report Updated 03112017 (clean) - V02 (Trang 111 - 119)

5888 CƠ CHẾ BẢO HỘ NHÃN HIỆUNỔI TIẾNG Ở PHẠM

4.1.2. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệunổi tiếng

Khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng

Thuật ngữ “nhãn hiệu nổi tiếng” là một khái niệm pháp lý còn khá mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thuật ngữ này được chính thức quy định đầu tiên tại Điều 6 Nghị định 63/CP277 rằng một nhãn hiệu có thể sẽ không được đăng ký nếu nhãn hiệu đó giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác đã được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng phù hợp với quy định tại Điều 6bis của Công ước Paris. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Nghị định đã không có bất kỳ quy định nào cụ thể hơn để giải thích một cách rõ ràng thế nào là “nhãn hiệu nổi tiếng” ở Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền (Cục SHTT)278 sẽ phải tham chiếu đến khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng do Công ước Paris quy định (mặc dù chính bản thân Công ước cũng không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về nhãn hiệu nổi tiếng) cũng như tham khảo cách thức áp dụng của các quốc gia khác.

Đến năm 2001, Nghị định số 06/2001/NĐ – CP của Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo

Điều 14 Luật bổ sung sửa đổi Luật SHTT số 36/2009

Luật SHTT năm 2005 được hướng dẫn và giải thích bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Nghị định 103/2006- NĐ-CP ngày 22/9/2006; Nghị định 105/2006-NĐ-CP ngày 22/9/2006; Nghị định 106/2006-NĐ-CP ngày 22/9/2006; Thông tư 01/2007/TT -BKHCN ngày 14/02/2007…

Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996. Xem chú thích 163.

đó bổ sung một khoản mục mới tại Điều 2 Nghị định 63/CP, quy định khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng như sau:

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi.279 Đây là lần đầu tiên khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng được thể chế hóa một cách trực tiếp trong quy định của pháp luật. Quy định này đã chứng tỏ đã có một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam. Tuy nhiên, một định nghĩa theo cách thức như thế có vẻ không đủ hiệu quả để các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng trên thực tế bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, cụm từ “sản phẩm, dịch vụ có uy tín” được sử dụng trong quy định này chưa phải là một thuật ngữ chính xác. Không thể phủ nhận rằng khi một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng hay rất nổi tiếng tại một quốc gia hay trên toàn thế giới thì sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó thường được đánh giá cao và được coi là có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đương nhiên đúng. Uy tín của một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó không đủ và không đương nhiên làm nên danh tiếng của nhãn hiệu. Hơn nữa, uy tín của sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ trong trường hợp này sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào, quy định này cũng đã không đề cập đến. Thứ hai, yêu cầu liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu một cách liên tục

được xem như là yếu tố quan trọng được sử dụng để xác định sự nổi tiếng của nhãn hiệu theo tinh thần của định nghĩa. Song, thật khó để xác định được tính liên tục này vì định nghĩa không xác định là “liên tục” trên thị trường Việt Nam hay xét trên bình diện toàn cầu. Bởi vì đối với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, có thể sự sử dụng nó là không liên tục ở Việt Nam nhưng lại là “liên tục” và kéo dài ở nhiều thị trường khác trên thế giới. Trong những trường hợp như thế thì các nhãn hiệu đó có được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không? Ngoài ra, định nghĩa này cũng không xác định được sự sử dụng nhãn hiệu được coi là liên tục phải được xác định trong khoảng thời gian bao lâu.

Cuối cùng, phạm vi địa lý được xem xét để đánh giá sự nổi tiếng của một nhãn hiệu cụ thể cũng không được quy định rõ trong định nghĩa này. Điều này có nghĩa rằng Nghị định không hề đề cập đến việc xem xét sự nổi tiếng của nhãn hiệu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hay trên toàn cầu.

Khoản 8b – Điều 2 –Nghị định 103/2006-ND-CP ngày 22/9/2006 về thi hành các quy định của Luật SHTT liên quan đến quyền SHCN.

Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù các nhà lập pháp đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra một định nghĩa về nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng với cách thức quy định của Điều 2 – Nghị định số 06/2001 như thế thì rõ ràng định nghĩa này khó có thể vận dụng được trong thực tiễn.

Năm 2005, sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ có thể được coi như là một bước đột phá trong quá trình phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng ở Việt Nam. Trong Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) cũng như các văn bản hướng dẫn, khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng tiếp tục được đề cập đến trong các điều khoản cụ thể bao gồm Điều 4(20) về giải thích thuật ngữ, Điều 6(1) (a) về nguyên tắc bảo hộ không cần đăng ký, Điều 74(2) (i) về tính phân biệt của nhãn hiệu và Điều 75 về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo quy định Điều 4(20) – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009), nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”280 Định nghĩa này có vẻ đơn giản và dễ hiểu. Với định nghĩa này, có thể hiểu rằng một nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không cần phải được biết đến rộng rãi trên toàn cầu và ngược lại. Nói cách khác, một nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới vẫn có thể không được công nhận là nổi tiếng ở Việt Nam nếu nó không thỏa mãn yêu cầu được biết đến rộng rãi ở Việt Nam.281

Thuật ngữ này có vẻ đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, trên thực tế thuật ngữ này có thể gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền vì không có quy định hướng dẫn cụ thể liên quan đến thuật ngữ nhãn hiệu nổi tiếng trong các văn bản pháp lý khác. Thuật ngữ nhãn hiệu nổi tiếng có thể được suy luận từ phần nội dung giải thích tại Điều 75 – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009). Tuy nhiên, nội dung giải thích đó mang tính chủ quan và phần lớn phụ thuộc vào quan điểm của chính các cơ quan có thẩm quyền. Dường như rất khó để có được cách hiểu thống nhất đối với thuật ngữ này nhằm áp dụng cho mọi trường hợp. Khi áp dụng quy định này, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ gặp phải khó khăn trên thực tế bởi vì không có sự giải thích hay hướng dẫn cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan. So với định nghĩa được đề cập tại Nghị định số 06/2001 trước đây, một số vướ ng mắc quan trọng vẫn chưa được giải quyết.

Nói tóm lại, xét từ góc độ lập pháp, có thể nói rằng hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính xác và đầy đủ về nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam. Thêm vào đó, khái niệm “nhãn hiệu rất nổi tiếng” hầu như rất ít được đề cập. Không có bất kỳ thuật ngữ nào liên quan đến nhãn hiệu rất nổi tiếng được quy định trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành. Điều này có thể được giải thích

Điều 4(20) – Luật SHTT năm 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009).

theo hướng là hiện nay không có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu rất nổi tiếng trong pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể phủ nhận rằng giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác biệt nhất định. Dưới góc độ của sự phân biệt đó, nhãn hiệu rất nổi tiếng được xem là có mức độ cao hơn so với nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, sự phân biệt này hầu như rất ít khi được đề cập đến trong các vụ việc thực tế. Ngoài ra, tại Việt Nam, thuật ngữ “nhãn hiệu được công nhận và sử dụng rộng rãi” cũng đã được sử dụng trong những trường hợp nhằm thể hiện rõ rằng các nhãn hiệu có uy tín hoặc được biết đến rộng rãi là không đủ nổi tiếng để được xem là nhãn hiệu rất nổi tiếng hoặc nổi tiếng.

Tiêu chí để xác định nhãn hiệu nổi tiếng

Việt Nam, cũng giống như nhiều quốc gia khác, việc đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng trên thực tế luôn không đơn giản. Nguyên nhân không chỉ vì sự thiếu vắng của các quy định cụ thể của pháp luật mà còn vì sự phức tạp trong việc giải thích và vận dụng pháp luật trong thực tiễn. Thông thường, theo nguyên tắc, việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng trước hết phải dựa trên các quy định của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, các quy định của điều ước thì lại thường quá chung chung và mang tính nguyên tắc nên khó áp dụng trên thực tế. Vì vậy chúng đòi hỏi phải được thể chế hóa tiếp tục trong pháp luật quốc gia. Trong khi đó, pháp luật của các quốc gia lại không giống nhau nên kết quả là sự áp dụng pháp luật trên thực tế sẽ tạo ra nhiều khác biệt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để đánh giá một nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, cơ quan có thẩm quyền phải dựa trên các tài liệu và chứng cứ được cung cấp bởi chủ sở hữu nhãn hiệu và đối chiếu với các tiêu chí do pháp luật quy định. Không những thế, bản thân cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ phải tự mình thu thập thông tin cần thiết để đảm bảo cho tính chính xác của các quyết định được đưa ra.

Mặc dù có tiêu chí được quy định trong luật nhưng rất khó để cơ quan có thẩm quyền xác định danh tiếng hay sự nổi tiếng của một nhãn hiệu vì các tiêu chuẩn hoặc tiêu chí này hoàn toàn không đủ rõ ràng để áp dụng. Có nhiều tiêu chuẩn được quy định mà theo đó nhãn hiệu giống nhau có thể được xem là nổi tiếng hoặc bị từ chối bảo hộ. Để chứng minh một nhãn hiệu nổi tiếng và cần được bảo hộ bởi chế định pháp lý đặc biệt, các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét các tiêu chí sau đây282 dựa trên các quy định tại khoản 2 Điều 75 – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009):

Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Mặc dù pháp luật không quy định cụ thể nhưng chúng ta cũng phải hiểu ở góc độ lý luận rằng các tiêu chí này không phải và không thể là cố định và duy nhất. Có thể thấy rằng toàn bộ các tiêu chí được quy định chủ yếu mang tính thông tin, chung chung và định tính theo đó trên thực tế, các tiêu chí này khó có thể được áp dụng một cách hiệu quả. Rõ ràng, các tiêu chí này cần phải được bổ sung cụ thể hơn, tối thiểu là định lượng được mỗi tiêu chí. Vì vậy, tiêu chí đó nên được tòa án và các cơ quan có thẩm quyền vận dụng một cách linh hoạt tùy theo thực tế của từng vụ việc. Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các tiêu chí khác dựa trên chứng cứ và lập luận do người nộp đơn đưa ra.

Để thực thi các quy định tại Điều 75 – Luật SHTT 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009), Thông tư 01/2007283 đã đưa ra những sự giải thích tương đối chi tiết mà theo đó, để chứng minh cho sự nổi tiếng của nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu phải cung cấp đầy đủ các thông tin để làm rõ các tiêu chí được quy định tại Điều 75 nói trên, bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau đây:

Phạm vi, quy mô, mức độ và tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, bao gồm thuyết minh nguồn gốc, lịch sử và thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

Nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; danh mục các loại hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Thông tư 01/2007-TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn chi tiết Nghị định 103/2006-ND-CP ngày 22/9/2006 về thi hành các quy định của Luật SHTT liên quan đến quyền SHCN.

Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

Số lượng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; Giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao

quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư dưới hình thức nhãn hiệu; Đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham

gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế;

Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; Giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được;

Kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.284

Về nguyên tắc, một nhãn hiệu thường được xem là nổi tiếng khi nhãn hiệu đó được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một nhãn hiệu cũng có thể được xem là nổi tiếng kể cả khi nhãn hiệu đó chưa được đăng ký hoặc sử dụng tại Việt Nam. Kết quả tùy thuộc vào việc xem xét mang tính chủ quan của cơ quan có thẩm quyền. Việc luật quy định không rõ ràng không những làm cho cơ quan có thẩm quyền linh động trong việc đưa ra quyết định liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng mà còn tạo ra sự nhập nhằng mà đôi khi làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan. Sẽ tốt hơn nếu pháp luật quy định một cách chính xác hơn các tiêu c hí để chúng có thể được vận dụng theo một cách thức thống nhất và có thể đoán trước.

Căn cứ cơ bản bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Với tư cách là thành viên của Công ước Paris, Việt Nam phải áp dụng các quy định liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Để phù hợp nghĩa vụ đó, điểm e khoản 1 điều 6 Nghị định số 63/CP của Chính phủ Việt Nam ngày 24/10/1996 nhằm thi hành các quy định tại Chương 2, Phần thứ sáu của Bộ Luật Dân Sự Việt Nam năm 1995 về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực hiện nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu. Nghị định này quy định hồ sơ đăng ký bảo hộ M ục 5 – Đoạn 42.3 – Thông tư 01/2007-TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn chi tiết Nghị định 103/2006-

nhãn hiệu tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: (i) Dấu hiệu không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu nổi tiếng khác (theo Điều 6bis Công ước Paris, sửa đổi, bổ sung năm 1967), hoặc (ii) gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được sử dụng và đã được thừa nhận phổ biến và rộng rãi.285

Một phần của tài liệu MOST-INTA - WKTM Project - Final Report Updated 03112017 (clean) - V02 (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w