Chỉ số véctơ trong giám sát muỗi Aedes

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MUỖI AEDES TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA (2015-2017) (Trang 28 - 30)

Các nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Denguen đã xác định Ae.aegyptilà vectơ truyền bệnh chủ yếu. Kết quả khảo sát của tác giả Phan Thị Kim Liên (2015) tại Hà Nội cho biết cĩ 64,8 - 83% muỗi bắt được là

Ae.aegypti [52]. Giám sát sự biến động của muỗi truyền bệnh SXH tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 - 1990 cho thấy cĩ 39,42% muỗi Ae.aegyptivà 96,42% bọ gậy là Ae.aegyptikhi khảo sát trong và xung quanh nhà dân [44].

Chính vì vậy, người ta đã dựa vào các chỉ số giám sát véc tơ để xác định các vùng nguy cơ cao, các khu vực này phải được đặc biệt chú trọng ưu tiên triển khai cơng tác phịng chống cả khi cĩ dịch lẫn khi chưa cĩ dịch. Xác định sự biến động theo mùa để cảnh giác và chú trọng phịng chống véctơ, đặc biệt trong thời kỳ véctơ phát triển mạnh.

Nghiên cứu của tác giả Parra (2018) cho thấy dự báo dịch SXHD dựa vào kết quả giám sát muỗi trưởng thành và bọ gậy thơng qua các chỉ số véctơ và các thơng tin dịch tễ khác. Trên cơ sở đĩ triển khai các hoạt động phịng chống đúng lúc để phịng dịch lớn. Nhận thức được sự thay đổi rõ rệt về mật độ, phân bố, độ nhạy cảm của véctơ với hĩa chất và khả năng truyền bệnh để xây dựng chiến lược phịng chống véctơ [53].

-Giám sát muỗi trưởng thành:

Theo WHO (2017), những chỉ số sử dụng để theo dõi muỗi Ae.aegypi.

Ae.albopictus (tính theo từng lồi) bao gồm chỉ số mật độ muỗi Ae.aegypti

là số muỗi trung bình trong một gia đình điều tra. Chỉ số nhà cĩ muỗi

Ae.aegypti là tỷ lệ phần trăm nhà cĩ muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành [54]. -Giám sát bọ gậy

Giám sát thường xuyên: 1 tháng 1 lần cùng với muỗi trưởng thành.

Giám sát ổ bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm tồn bộ số lượng bọ gậy Aedes sp trong các chủng loại dụng cụ chứa nước (DCCN) khác nhau để xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes sp chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phịng chống véctơ thích hợp.

Theo hướng dẫn điều tra véc tơ SXHD của WHO, cĩ 4 chỉ số được sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi: Chỉ số nhà cĩ bọ gậy (House Index - HI) là tỷ lệ phần trăm nhà cĩ bọ gậy. Chỉ số DCCN cĩ bọ gậy (Container Index - CI) là tỷ lệ phần trăm DCCN cĩ bọ gậy. Chỉ số Breteau (Breteau Index - BI) là số DCCN cĩ bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra. Chỉ số mật độ bọ gậy (CSMĐBG) là số lượng bọ gậy trung bình cho 1 hộ gia đình điều tra. Chỉ số CSMĐBG chỉ sử dụng khi điều tra ổ bọ gậy nguồn [54]. Các chỉ số cơn trùng cĩ giá trị giúp chúng ta đánh giá được nguy cơ xảy dịch SXHD ở địa phương và can thiệp ổ dịch kịp thời. Bộ Y tế Việt Nam quy định chỉ số mật độ muỗi (DI) ≥0,5 và chỉ số Breteau ≥30 là vượt ngưỡng nguy cơ cần can thiệp phun hĩa chất diệt [17].

Trong các chỉ số trên, chỉ số nhà cĩ muỗi/bọ gậy (HI) được sử dụng rộng rãi để xác định sự hiện diện và phân bố của quần thể Aedes sp ở một vùng nhất định. Tuy nhiên, chỉ số nhà cĩ muỗi/bọ gậy khơng cho biết được số DCCN cĩ bọ gậy trong nhà. Tương tự, chỉ số DCCN cĩ bọ gậy chỉ cung cấp thơng tin tỷ

lệ % các DCCN cĩ bọ gậy. Chính vì vậy, chỉ số BI đã thiết lập được mối quan hệ giữa DCCN cĩ bọ gậy và chỉ số nhà. Chỉ số BI và chỉ số nhà cĩ muỗi hay bọ gậy (HI) được sử dụng rộng rãi để xác định vùng cĩ nguy cơ cao để thực hiện các biện pháp phịng chống bệnh [55].

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MUỖI AEDES TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA (2015-2017) (Trang 28 - 30)