Rcom Sa Duyên Gia La

Một phần của tài liệu BienBan11-6s (Trang 38 - 45)

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng làm rõ hai vấn đề sau đây:

Vấn đề thứ nhất, có một số nước trong khu vực gần ta như Philippin, trong việc làm giàu rừng, họ đã trồng xen cao su vào đối tượng rừng nghèo cho sản lượng mủ, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng. Trong thời gian qua, trước khi chuyển đổi từ rừng nghèo sang trồng cao su ở một số tỉnh Tây Nguyên, tại sao Bộ không cho thí điểm mô hình này để làm giàu rừng, tạo công ăn việc làm, vừa bảo vệ đa dạng sinh học mà lại cho chuyển rừng nghèo sang trồng thuần loài cao su, ảnh hướng đến đa dạng sinh học và bền vững của rừng.

Vấn đề thứ hai, hiện nay đối với bà con nông dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, bộ đã tham mưu cho Chính phủ có chính sách đảm bảo cho nông dân có lãi trên 30%. Vậy đối với nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên, đây là một sản phẩm xuất khẩu lớn của đất nước, Bộ đã đề xuất chính sách gì để bà con nông dân trồng cà phê có lãi và yên tâm sản xuất. Xin hết.

Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Kính thưa Quốc hôị,

Về ý kiến đại biểu Nguyễn Lân Dũng, tất cả diện tích 9,3 triệu ha đất nông nghiệp của nước ta là những diện tích có độ phì ở trong đất và tầng dầy của đất phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Việc hình thành tầng đất này phải trải qua thời gian rất dài. Khi tôi học ở trường đại học được dạy là để có 1 xen ti mét đất canh tác thì thiên nhiên phải mất 100 năm. Đến nay, tất cả chúng ta đều biết đó là tài sản rất quý giá, không phải chỉ của thiên nhiên mà còn của cha ông chúng ta rất nhiều đời đã tạo nên. Đặc biệt, đối với đất lúa, hiện nay chúng ta còn có 4.000.090 ngàn,

con số tròn. Khả năng mở rộng diện tích đất lúa ở nước ta, bây giờ chúng tôi chỉ nhìn thấy ở vùng Tà Pao của Bình Thuận sau khi chúng ta làm dự án thủy lợi Tà Pao hay vùng Iamơ của Gia Lai còn có thể mở rộng thêm vài chục nghìn hécta, còn lại về cơ bản từ nay trở đi đất nước ta chỉ có càng ngày càng ít hơn đất nông nghiệp cũng như đất lúa. Đặc biệt là khi biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên đe dọa Đồng bằng sông Cửu Long và những vùng đồng bằng ven biển thì khả năng đất ít hơn sẽ có nguy cơ cao hơn. Vì thế nên bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt là bảo vệ đất lúa cho đời này và đời sau là hết sức quan trọng Chính phủ đã có những biện pháp chỉ đạo rất quyết liệt trước tình hình có một thời gian chúng ta cho chuyển đổi một số diện tích sang mục đích nông nghiệp như nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái và có 168 nghìn hécta trong giai đoạn năm 2000 đến 2009 đã chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, ở đây là làm đường, làm hệ thống thủy lợi, làm nhà máy và làm khu dân cư nông thôn cũng như thành phố.

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tất cả các địa phương phải báo cáo Thủ tướng khi có chuyển đổi đất lúa và cũng giao cho chúng tôi cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát lại quy hoạch đất đai, đặc biệt là quy hoạch đất lúa, thậm chí có ý kiến gợi ý là phải đóng mốc, tuy nhiên mốc quan trọng nhất là mốc trong lòng người chúng ta. Việc này chúng tôi đang làm và trong năm nay sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ, đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho chúng tôi chủ trì xây dựng một nghị định để có quy định chặt chẽ hơn đối với quản lý đất lúa. Việc này chúng tôi đang ráo riết tiến hành và trong quý tới là quý III năm nay chúng tôi sẽ trình lên Chính phủ nghị định này. Tuy nhiên để bảo vệ đất lúa, chúng ta cần có nhiều biện pháp khác, kể cả định hướng về phát triển đô thị và công nghiệp. Theo tôi Nam Định, Thái Bình, Kiên Giang, Đồng tháp, An Giang cũng phải có đường, có hệ thống thủy lợi, có nhà máy, có đô thị. Nhưng ở những vùng đô thị, những vùng công nghiệp lớn của đất nước nên đưa ra các vùng ven biển, làm trên vùng cát, những vùng đất tầng canh tác ít, chất lượng đất cho nông nghiệp thấp hay các vùng đồi núi, như thế đạt được cả 2 mục tiêu. Như vậy chúng ta lại phải có những chính sách bao gồm cả chính sách về cân đối ngân sách, để những vùng giữ đất lúa cho con cháu cũng có thể phát triển, đời sống của bà con nông dân cũng được khá giả như các vùng đô thị và công nghiệp, nó liên quan đến rất nhiều vấn đề. Trong quá trình làm chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ báo cáo với Chính phủ, báo cáo với Quốc hội để có sự điều chỉnh phù hợp.

Về việc chúng ta đã trồng được bao nhiêu rừng, báo cáo đại biểu Nguyễn Lân Dũng cho đến hết năm 2009 chúng ta thực sự trồng được 2.176.000 ha rừng mới kể từ năm 1998 trong khuôn khổ dự án trồng mới 51 triệu ha rừng. Chúng ta đã chuyển bao nhiêu ha rừng sang trồng cao su, chúng tôi cũng đã cùng với các địa phương rà soát và báo cáo với Chính phủ xin phép chuyển đổi khoảng 70.000 ha, nhưng thực tế đến nay tôi không có được con số chính xác cuối cùng, nhưng tôi đánh giá đã chuyển khoảng 20.000 ha. Trong đó có ý kiến của đại biểu Rcom Sa Duyên vì sao không thí điểm việc hỗ trợ cho nhân dân, cho người nghèo ở Gia Lai, phát triển sản xuất nông nghiệp, giải quyết đời sống trước khi giao rừng này cho các doanh nghiệp. Báo cáo Quốc hội, chúng ta đã làm việc này nhiều năm và

chúng ta đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào, nhưng mặt khác chúng ta cần phải có những doanh nghiệp để làm đầu tàu khi doanh nghiệp đầu tư thì không phải tự doanh nghiệp làm, mà doanh nghiệp đem vốn, đem kỹ thuật, đem thị trường đến, còn bà con đồng bào các dân tộc ở khu vực đó trồng và có công ăn việc làm. Mục tiêu của Chính phủ là khuyến khích các doanh nghiệp vào địa bàn nông thôn và để tạo việc làm và thu nhập cho nông dân, chứ không phải vì lợi ích của các doanh nghiệp, nhưng đương nhiên họ phải có lợi ích nhất định thì họ mới có động cơ để làm.

Về vấn đề đóng góp của khoa học nông nghiệp gần đây chúng tôi không có con số chính xác, nhưng trước đây tôi đã luôn được báo cáo rằng khoa học đóng góp khoảng 30% trong nông nghiệp. Thực ra đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn hiện nay chúng tôi cho rằng tương lai của nông nghiệp là khoa học và công nghệ. Trong điều kiện đất ngày càng ít đi, lao động nông thôn ngày càng chuyển nhiều hơn ra đô thị và công nghiệp, thì chỉ còn một con đường cho nông nghiệp đi lên là áp dụng khoa học công nghệ để có năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn và giá trị cao hơn. Vì vậy Bộ chúng tôi hết sức chú trọng và suy nghĩ rất nhiều, đã và đang, sẽ phải tiếp tục đề xuất những chính sách, những biện pháp để huy động mọi khả năng để nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của nông nghiệp lên. Đương nhiên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn không phải chỉ của các Viện trực thộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chúng tôi nhận thức rất sâu sắc rằng chỉ có một nền khoa học nông nghiệp mạnh khi huy động tổng lực các lực lượng ở trong nước, kể cả phát huy và khai thác những tiến bộ khoa học, công nghệ của nhân loại.

Về vấn đề thực hiện chính sách tam nông. Chúng tôi hết sức phấn khởi Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai rất nhiều biện pháp mạnh mẽ đối với hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Là những người làm nông nghiệp chúng tôi hết sức phấn khởi, nhưng cũng thấy trách nhiệm rất to lớn của mình trong việc này. Vì thế toàn bộ hệ thống chúng tôi đã và sẽ tiếp tục cố gắng cao nhất để triển khai những chủ trương của Đảng và những chính sách của Chính phủ. Trong đó Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được giao chủ trì để triển khai chương trình về xây dựng nông thôn mới, có thể nói là một chương trình ước mơ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tuy nhiên, đúng như đại biểu nêu chương trình yêu cầu một nguồn vốn rất lớn, rõ ràng phải như vậy. Vì xây dựng nông thôn mới tức là kiến thiết 95% lãnh thổ, là tạo điều kiện để cải thiện cuộc sống của 70% người dân nước Việt chúng ta, rõ ràng không thể ít tiền được và cũng không thể làm trong vài năm, mà đây là một quá trình liên tục. Chính phủ rất quyết tâm và đã có chỉ đạo. Trong Nghị quyết Trung ương đã nêu là sẽ phấn đấu để cứ 5 năm tăng gấp đôi đầu tư cho khu vực nông nghiệp, thì tới đây chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ để làm rõ vấn đề này.

Vấn đề cho thuê rừng quá rẻ thì cũng báo cáo với các đồng chí là việc này chúng tôi xin tiếp thu và xin kiểm tra vì việc này giao cho chính quyền địa phương

các cấp và chúng tôi tin rằng các đồng chí cũng đã bám theo các quy định hiện hành của luật pháp. Nhưng trong trường hợp cụ thể xin phép được kiểm tra và sẽ có phối hợp để làm rõ và chính sách cho nông dân trồng cà phê thì cũng báo cáo với Quốc hội là chúng tôi đã trình và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định là sẽ giao cho một số doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường đang xuống hiện nay thì mua tạm trữ khoảng 200 nghìn tấn cà phê để giúp nâng giá cho bà con nông dân, thì ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định, một số doanh nghiệp đã triển khai, mặc dù chưa được nhiều, đến nay mới mua được khoảng hơn 15 nghìn tấn. Nhưng thị trường cũng đã có cải thiện, nếu như trung tuần tháng 3 giá cà phê xuống chỉ còn khoảng 22.500 đồng/1kg thì bây giờ nó vào khoảng 24.000 đồng. Tuy nhiên, bà con nông dân thì mong đợi giá cao hơn, nhưng nó cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng rõ ràng chúng tôi thấy cũng cần phải làm việc cụ thể hơn với các doanh nghiệp để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện được chủ trương này của Thủ tướng Chính phủ. Tôi xin hết.

Rcom Sa Duyên - Gia Lai

Thưa Bộ trưởng,

Qua vấn đề trao đổi với Bộ trưởng thì Bộ trưởng có trả lời, nhưng tôi thấy chưa đi sát vào vấn đề tôi đặt ra. Vấn đề tôi đặt ra ở đây là trong việc trồng xen cao su vào đối tượng rừng nghèo đã cho sản lượng mủ. Về vấn đề này tại sao Bộ không cho thí điểm về mô hình này đối với các tỉnh Tây Nguyên mà lại cho chuyển ngay về việc trồng rừng trong thời gian qua. Vậy tôi chỉ muốn trao đổi lại và trả lời rõ vấn đề này. Xin hết.

Nguyễn Lân Dũng - Đắc Lắk

Kính thưa Bộ trưởng,

Tôi xin hỏi lại, Bộ trưởng nói có 16,8 vạn ha đất đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng, tôi cho là không đúng bởi vì dọc các quốc lộ, gần như các tỉnh lộ đã mất hết đất canh tác, con số không thể là 16,8 vạn ha được. Hơn nữa tôi chưa thấy Bộ trưởng trả lời về vấn đề Bộ trưởng nghĩ gì việc sắp tới quy hoạch thủ đô sẽ lấy đi 3 vạn ha đất nông nghiệp.

Thứ hai, Bộ trưởng nói đất trồng mới là 2,5 triệu ha rừng. Tôi nghĩ như vậy là không đúng, tinh thần nghị quyết Quốc hội đề ra là trồng mới 5 triệu ha rừng, bên cạnh việc trồng lại 2,5 triệu ha rừng, thì mất đi bao nhiêu ha rừng trong những năm vừa qua vì cháy rừng, phá rừng.

Tôi có hỏi Chủ tịch huyện có chịu trách nhiệm hay không khi cháy rừng, khi toàn bộ kinh phí kiểm lâm thuộc về bộ chứ không thuộc về huyện. Vì vậy lãnh đạo làm sao có thể được. Hơn nữa Bộ trưởng nói khoa học đóng góp cho nông nghiệp 30% về tiến triển, tôi không hiểu con số này bởi vì nông dân vẫn thấy như cũ, vẫn luôn bị mất mùa, bị tai họa về dịch bệnh, sâu bệnh, bệnh gia súc, gia cầm v.v... không hiểu vai trò 30% tác động vào sự tiến triển của nông nghiệp của khoa học cụ thể là cái gì. Xin hết.

Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Kính thưa Quốc hội,

Đây là những con số tôi trích dẫn theo báo cáo của Bộ Tài nguyên môi trường. Con số 168 nghìn ha là chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp, nhưng còn 210 nghìn ha chuyển từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng câu lâu năm tức là trong nội bộ ngành nông nghiệp, còn con số cập nhật như thế nào chắc cần phải có sự điều tra, thống kê tới đây.

Vấn đề quy hoạch thủ đô lấy đi 30 nghìn hécta tôi nghĩ gì? Tôi rất tiếc, nhưng đất nước chúng ta cần phải có một thủ đô, chúng ta cần phải có đường, chúng ta cần phải có nhà máy, nhưng chỉ có điều chúng ta nên làm tiết kiệm.

Còn mất đi bao nhiêu rừng? Báo cáo Quốc hội trước đây là con số lớn, nhưng gần đây mỗi năm mất khoảng 5.000 hécta do cháy rừng, phá rừng, nhưng chúng ta còn khai thác rừng và chúng ta chuyển đổi mục đích rừng khi chúng ta xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, đường giao thông tất cả 1 năm khoảng 50-60 nghìn hécta.

Vấn đề huyện có trách nhiệm như thế nào trong vấn đề bảo vệ rừng? Chính phủ đã có một quyết định về phân công trách nhiệm rất rõ về trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ rừng và kiểm lâm trực thuộc Ủy ban nhân dân, tức là hệ thống kiểm lâm trên này chúng tôi chỉ đạo về cơ chế chính sách, kiểm tra đôn đốc, còn lực lượng kiểm lâm trực thuộc chính quyền các cấp. Trong đó ở tỉnh thì trực thuộc tỉnh, không có kiểm lâm trực thuộc huyện, các Hạt kiểm lâm trực thuộc Chi cục kiểm lâm và trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vấn đề ở đây là nếu có trực thuộc thì cũng quản lý về hành chính, về chuyên môn nghiệp vụ theo hệ thống dọc chỉ đạo, còn Bộ không nắm tiền, kinh phí như đại biểu nêu.

Về vấn đề vai trò của khoa học thì tôi thấy rằng, mặc dù trình độ khoa học công nghệ của nông nghiệp nước ta còn phải phấn đấu rất nhiều, nhưng thời gian vừa qua đã có những đóng góp tích cực. Chỉ nói rằng với diện tích 4,1 triệu ha đất lúa và 9,3 triệu ha, bình quân đầu người chỉ chưa đến 1 ha, nhưng nước ta đã không phải chỉ đáp ứng đủ cơ bản nhu cầu của nhân dân ở trong nước, mà chúng ta còn xuất khẩu số lượng rất lớn như năm 2008, chúng ta đã xuất khẩu nông lâm thủy sản là 16,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2009 là 15,5 tỷ đô la Mỹ, năm nay chúng tôi tin rằng sẽ đạt vượt con số 16 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên đúng là có một phần chúng ta nhập khẩu về chế biến như gỗ, nhưng cũng tương đối lớn. Trong đó rõ ràng phải nhờ khoa học công nghệ để tăng năng suất như là năng suất lúa của chúng ta cũng thuộc loại khá cao 5 tấn/ha/vụ, 1 ha 1 năm chúng ta làm ra hơn 10 tấn lúa. Đó là vai trò của khoa học công nghệ. Rõ ràng nhiều mặt chúng ta có thể thấy khoa học

Một phần của tài liệu BienBan11-6s (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w