Phan Thái Bình Quảng Nam

Một phần của tài liệu BienBan 13-6-2018s (Trang 46 - 47)

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin tranh luận với một số đại biểu phát biểu từ sáng tới giờ về nội dung liên quan đến Điều 59. Vấn đề xử lý tài sản do kê khai không trung thực hoặc tăng thêm mà không giải trình nguồn gốc thì rất nhiều đại biểu quan tâm, tôi nghĩ cử tri cả nước cũng hết sức quan tâm vấn đề này. Mấu chốt của luật này cũng ở xung quanh vấn đề này có hiệu quả hay không trong phòng, chống tham nhũng.

Đầu tiên, tôi đồng thuận với một số đại biểu nói rằng phòng, chống tham nhũng không dựa hoàn toàn vào luật này. Đây chỉ là một luật trong rất nhiều hệ thống pháp luật của chúng ta để phòng, chống tham nhũng và các cơ chế khác. Do vậy, Điều 59 phải xuất phát từ phạm vi điều chỉnh ở Điều 1 và các hành vi tham nhũng ở Điều 2 để bàn Điều 59. Nếu không khéo chúng ta đi quá xa nên xoay quanh Điều 59 phương án 1 hay phương án 2. Quan điểm của tôi khi thảo luận ở tổ, tôi nói cả 2 phương án tôi đều không đồng tình, bởi vì thực ra 2 phương án, nếu chúng ta nghiên cứu thật kỹ chỉ xoay quanh một vấn đề cuối cùng là một phương án duy nhất, xử lý tài sản là thu hồi 45%, còn lại 55%. Thu thuế thì cũng đánh thuế 45% mức thuế suất dù xử lý hành chính cũng xử phạt ở mức 45% thì bản chất của nó chúng ta thu được 45%. Như vậy sẽ xảy ra một việc nếu tài sản này không chứng minh được nhưng nó là tài sản tham nhũng thì chúng ta sẽ hợp thức hóa cho 55% tham nhũng, giống như trước đây xử lý hành chính về đất đai lấn chiếm trái phép song là cấp bìa đỏ, như vậy là hợp thức hóa cho 55% còn lại.

Vấn đề thứ hai xảy ra, chúng ta có thể thu oan, nếu đó là những tài sản vì bí mật này, vì bí mật khác mà người ta không thể giải trình. Như vậy không ổn cả 2 phương án này, theo tôi chúng ta phải dựa vào Điều 1. Điều 1 nói nội hàm của 4 nội dung trong luật này là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những vi phạm trong khi áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng. Chúng ta phải bám vào 4 loại hình chính này để chúng ta thiết kế

Điều 59, theo tôi thiết kế Điều 59 ở phương án 1 hay phương án 2 đều không hợp lý mà xuất phát từ Điều 1 và Điều 2, tức là chúng ta phải thiết kế theo phương án nếu tài sản đó các cơ quan, cá nhân người đó không chứng minh được, các cơ quan nhà nước buộc

phải chứng minh, nếu nó thuộc phạm vi các hành vi tham nhũng ở Điều 2 là tịch thu, tịch thu 100% chứ không thể nói là 45% hay 55%, chúng ta đừng đi quá xa chỗ này để nó có cơ sở.

Điều này không nên thiết kế ở Chương III là minh bạch và kiểm soát tài sản mà phải thiết kế ở Chương X là xử lý, vì đây là xử lý tài sản mà chúng ta lại đưa vào Chương III là minh bạch và kiểm soát nên cứ loằng ngoằng chỗ này, nó không thoát ra được vấn đề. Điều này phải thiết kế vào Chương X, chương xử lý hành vi tham nhũng, phải thiết kế ở chương đó và chúng ta phải tập trung để thiết kế theo hướng đã là tài sản tham nhũng thì tịch thu toàn bộ. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu theo hướng đó, xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan 13-6-2018s (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w