Tình hình sâu bệnh hại

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG (Trang 73 - 76)

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3.2.9 Tình hình sâu bệnh hại

Sâu bệnh hại luôn là yếu tố gây ảnh hưởng ñáng kể ñến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khả năng chống chịu một số loài sâu bệnh là một trong những ưu ñiểm của lúa lai, tuy nhiên những giống khác nhau thì khả năng mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại cũng khác nhau, sự kháng bệnh của các giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ñặc tính giống, ñiều kiện khí hậu thời tiết, các biện pháp kỹ thuật canh tác trồng trọt. Quá trình ñiều tra và theo dõi tình sâu bệnh hại và mức ñộ gây hại của chúng ñối với các giống ñược chúng tôi ñánh giá

63

theo hệ thống tiêu chuẩn ñánh giá cây lúa của IRRI. Kết quả thể hiện trong bảng 3.12.

- Về sâu hại

+ Bọ trĩ (Baliothrips biformis): Thường hút chích dịch lá non cây mạ, lúa gieo thẳng và lúa mới cấy làm cây lúa còi cọc, nếu bị hại nặng lúa sẽ chết.

Ở giai ñoạn mạ và giai ñoạn lúa mới cấy tất cả các giống thí nghiệm ñều bị Bọ trĩ gây hại nhẹ (ñiểm 1 - 3). Ở vụ Đông Xuân Bọ trĩ gây hại nhẹ hơn Hè Thu, thể hiện rõ nét ở một số giống: TH3-3, TH3-4, TH3-6.

Bảng 3.12. Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

Thời

vụ Tên giống

Sâu hại (ñiểm) Bệnh hại (ñiểm) Bọ trĩ Cuốn lá Đục thân Đạo ôn Khô vằn Đốm nâu Đốm sọc Đ ô n g X u ân TH3-2 3 1 1 1 1 2 0 TH3-3 1 1 0 0 1 1 0 TH3-4 1 1 0 0 1 1 0 TH3-5 3 1 1 2 1 2 0 TH3-6 1 1 0 0 1 1 0 TH6-2 3 1 1 2 1 2 0 TH7-2 3 1 1 2 1 1 0 NƯ838 (ñ/c) 3 1 1 1 1 2 0 H è T h u TH3-2 3 1 1 2 1 3 1 TH3-3 3 1 1 1 1 1 1 TH3-4 3 1 1 1 1 1 1 TH3-5 3 1 1 2 1 2 1 TH3-6 3 1 1 1 1 1 1 TH6-2 3 1 1 2 1 3 1 TH7-2 3 1 1 2 1 3 1 NƯ 838 (ñ/c) 3 1 1 2 1 3 1

Ghi chú: Đánh giá mức ñộ sâu bệnh trên ñồng ruộng theo thang ñiểm: Điểm 0: không nhiễm, ñiểm 1-3: nhiễm nhẹ (chống chịu), ñiểm 4-6: nhiễm trung bình, ñiểm 7-9: nhiễm nặng.

64

+ Sâu cuốn lá: Gồm 2 loại phổ biến là sâu cuốn lá lớn (Pelopidas mathias) và sâu cuốn lá nhỏ (Canphalocrocis medinalis) gây hại cây lúa ở giai ñoạn từ ñẻ nhánh ñến phân hoá ñòng, tất cả các giống ở hai vụ ñều bị hại ở mức ñộ nhẹ (ñiểm 1).

+ Sâu ñục thân (Scirpophaga incertulas Walker): Các giống TH3-3, TH3-4, TH3-6 không bị sâu ñục thân gây hại ở vụ Đông Xuân, các giống còn lại ảnh hưởng nhẹ (ñiểm 1). Ở thời kỳ lúa ñẻ nhánh, hầu hết các giống ở vụ Hè Thu ñều bị hại ở mức ñộ nhẹ (trên dưới 1% số dảnh héo). Thời kỳ trỗ bông, làm hạt, mức ñộ gây hại không ñáng kể, tỷ lệ bông bạc dưới 1% ở các giống thí nghiệm.

- Về bệnh hại: Bốn loại bệnh phát sinh là Bệnh ñạo ôn, Khô vằn, Đốm nâu và Đốm sọc vi khuẩn.

+ Bệnh ñạo ôn (Pyricularia oryzae): thường gây hại ở giai ñoạn ñẻ nhánh ñến thời kỳ lúa chín và gây hại hầu hết các giống (ñạo ôn lá và ñạo ôn cổ bông). Ở cả hai thời vụ không thấy xuất hiện ñạo ôn cổ bông. Có một số giống không bị gây hại (vụ Đông Xuân) là TH3-3, TH3-4, TH3-6, các giống khác bệnh ñạo ôn gây hại nhẹ trên lá (ñiểm 2) nên ảnh hưởng không ñáng kể ñến năng suất hạt. Các giống lúa ở cả hai vụ bị hại nhẹ (ñiểm 1-2) tương ñương giống ñối chứng Nhị Ưu 838, vụ Đông Xuân các giống bị nhiễm ở mức ñộ nhẹ hơn so với vụ Hè Thu.

+ Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani kuhn): Gây hại từ thời kỳ ñẻ nhánh, làm ñòng ñến chín, hạch nấm có thể sống lâu trong môi trường ñất và nước, khi gặp ñiều kiện nhiệt ñộ, ẩm ñộ cao thì chúng phát triển và tấn công gây hại cây lúa. Trong 2 vụ cấy, bệnh khô vằn gây hại ở tất cả các giống với mức ñộ nhẹ (ñiểm 1)

+ Bệnh ñốm nâu (Bipolaris oryzae): Gây hại chủ yếu vào thời kỳ cây lúa làm ñòng ñến giai ñoạn trỗ trên ña số các giống. Trong cả hai vụ các giống ñều nhiễm nhẹ (ñiểm 1-3), các giống TH3-2, TH6-2, TH7-2, Nhị Ưu 838 ở vụ

65

Hè Thu mức ñộ nhiễm có phần lớn hơn ở vụ Đông Xuân (ñiểm 3 và 2). Các giống còn lại mức ñộ nhiễm thấp dưới 1%(ñiểm 1).

+ Bệnh ñốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas oryzicola fang): Phát sinh từ giai ñoạn ñẻ nhánh ñến trỗ bông, gây hại chủ yếu ở vụ Hè Thu. Vụ này, tất cả các giống ñều bị hại ở mức ñộ nhẹ (ñiểm 1). Vụ Đông Xuân không có giống nào mang vết bệnh (ñiểm 0).

Tóm lại, trong cả 2 vụ cấy ñều phát sinh sâu bệnh hại trên tất cả các giống nhưng ở mức ñộ nhẹ chưa ñến ngưỡng phòng trừ. Điều này chứng tỏ các giống lúa thí nghiệm có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)