Những nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG (Trang 33 - 35)

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

1.5.4 Những nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho lúa

Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sinh trưởng và năng suất cây lúa. Cây lúa cần nhiều loại dưỡng chất ñể sinh trưởng và phát triển. Ba loại dưỡng chất mà cây lúa cần với số lượng lớn, gọi là chất ña lượng bao gồm N, P, K. Cây lúa cần nhiều Si hơn cả N, P, K nhưng do ñất cung cấp ñủ nên cây thường không có triệu chứng thiếu. Có những chất cây cần nhưng với số lượng rất ít, gọi là chất vi lượng như Fe, Zn, Cu,…Thiếu hoặc thừa một trong các chất này cây lúa sẽ phát triển không bình thường [26].

Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau thì yêu cầu phân bón cũng khác nhau. Trong các yếu tố dinh dưỡng ña lượng thì ñạm là nguyên tố quan trọng nhất ñối với cây lúa, ñạm có phản ứng rõ hơn lân và kali [51].

Phạm Văn Cường và cs (2005) [11] cho biết khi tăng lượng ñạm bón thì chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô và tốc ñộ tích luỹ chất khô của lúa lai (Việt lai 20, Bắc ưu 903) vượt trội so với lúa thuần (CR203), ñặc biệt ở giai ñoạn sau cấy 4 tuần, năng suất của các giống lúa ñều tăng, tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần.

Khi tăng lượng ñạm bón thì năng suất hạt của các giống lúa thuộc cả nhóm lúa lai, lúa cải tiến và lúa ñịa phương ñều tăng, ñặc biệt tăng mạnh ở giống lúa lai do tăng chủ yếu số bông/khóm, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc [12],[13].

23

Ngoài yếu tố ñạm thì lân và kali có ý nghĩa rất lớn trong ñời sống của cây lúa. Lân tham gia trong các quá trình ñồng hoá và chuyển vận chất trong cây còn kali tham gia vào hoạt ñộng của nhiều loại men trong cây.

Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, tăng cường ñẻ nhánh, giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp những ñiều kiện bất thuận, thúc ñẩy quá trình trổ và chín sớm. Thiếu lân làm cây thấp, khả năng ñẻ nhánh kém, bản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh ñậm tới ám khói, trổ bông muộn, không thể khắc phục bằng cách bón thúc [26],[51].

Kali có tác dụng xúc tiến quá trình quang, ñẩy mạnh sự di chuyển sản phẩm quang hợp từ lá sang các bộ phận khác, tăng cường ñẻ nhánh và giúp cây chống chịu ñược các ñiều kiện bất thuận. Thiếu kali làm cây thấp, lá ngắn, rũ xuống và có màu xanh ñậm; các lá phía dưới, bắt ñầu từ ñỉnh xuống biến vàng giữa các gân lá, có lúc khô chuyển sang màu nâu nhạt. Trong các giai ñoạn sinh trưởng phát triển của cây yêu cầu về kali khác nhau nhưng cây lúa cần kali nhất vào thời kỳ làm hạt ñể tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng vào hạt. Vì vậy, bón kali kéo dài ñến lúc trỗ bông, lúc giai ñoạn hình thành sản lượng là ñiều rất cần thiết [51].

Việc lựa chọn phân bón và cách bón thích hợp là ñiều rất cần thiết. Lượng phân bón cho lúa tùy thuộc giống lúa, mùa vụ và loại ñất. Giống cao sản cần bón nhiều hơn các giống ñịa phương. Giống lúa lai cần bón nhiều hơn các giống lúa thường. Lượng bón phân bón thích hợp cho lúa theo bảng 2.4 sau ñây [26]:

Bảng 1.4. Lượng phân bón cho lúa

Vụ Giống Lượng bón (kg/ha)

N P2O5 K2O Đông Xuân Lúa lai 140 – 160 80 – 100 80 - 100

24

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI TẠI TỈNH ĐĂK NÔNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)