1. Nhận xét về tinh thần thái độ làm việc và nghiên cứu của học viên:
2.2.1 Nguyên lý hút chân không bằng khí nén
Bơm hút chân không khí nén (còn được gọi là van hút chân không khí nén) hoạt động dựa trên Hiệu ứng vật lý Venturi. Hiệu ứng được phát hiện bởi nhà vật lý người Ý Venturi .Vận tốc của chất lỏng không nén được (hoặc khí) phải tăng khi nó đi qua một điểm thắt theo nguyên tắc khối lượng liên tục. Mặt khác áp suất tĩnh của nó phải giảm theo nguyên tắc bảo toàn năng lượng cơ học (nguyên lý Bernoulli).
Mô tả nguyên lý hoạt động
Hình 2.11 Mô tả hiệu ứng vật lý Venturi
Sự khác biệt áp suất thu được bằng phương trình Bernoulli: khi vận tốc của chất lỏng (chất khí) tăng lên, áp suất của nó giảm và ngược lại.
• Bơm hút chân không bằng khí nén (ejector vacuum pump) hoạt động bằng cách tăng tốc dòng áp suất cao qua vòi phun, chuyển năng lượng áp suất thành vận tốc.
27
• Xung quay đầu vòi phun (vị trí vận tốc cao nhất), một vùng áp suất thấp được tạo ra. Đây thường được gọi là buồng hút của thiết bị.
• Đầu vào bên của van hút chân không dùng khí nén được thiết kế một cổng hút, thường được gọi là nhánh hút.
• Khi vùng áp suất thấp tạo ra ở đầu buồng hút (thấp hơn áp suất của vùng không khí cần hút), không khí từ vùng cần hút sẽ bị cuốn và hút vào bên trong buồng hút qua nhánh hút.
• Sau đó 2 dòng khí di chuyển qua phần khuếch tấn của bơm hút chân không, nơi vận tốc giảm do cấu trúc phân kỳ của van hút, áp suất được lấy lại.
Bạn có thể theo dõi những thay đổi về vận tốc và áp suất của nguyên lý bơm hút chân không dùng khí nén qua biểu đồ sau:
28
Hình 2.13 Mô tả sự thay đổi áp suất của van chân không khí nén
Có thể thấy, cùng thuộc dòng bơm hút chân không nhưng bơm chân không khí nén có cấu tạo và nguyên lý hoàn toàn khác so với đặc điểm cấu tạo và nguyên lý bơm chân không vòng dầu hay bơm chân không vòng nước.