về tầm quan trọng của hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị
Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, cần tập trung vào một số nhiệm vụ, nội dung cụ thể sau:
Một là, tập trung quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, văn bản của các cấp cho các chủ thể tham gia đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị cho sinh viên.
Hai là, phát huy tính tích cực, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục và giảng viên trong tiến hành hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị cho sinh viên.
Ba là, nâng cao trách nhiệm của các khoa, hội đồng khoa học các cấp,
cán bộ quản lý giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức hoạt động giảng dạy Kinh tế chính trị theo hướng bồi dưỡng năng lực đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái cho sinh viên. Để nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị cho sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện linh hoạt một số biện pháp cơ bản sau đây:
Thứ nhất là, đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương pháp, hình thức
giáo dục để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị.
Thứ hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan trong
nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị.
Thứ ba là, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của đảng ủy, ban
giám hiệu, cấp ủy các phòng, ban, khoa nhằm bảo đảm cho mọi lực lượng có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và yêu cầu của hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị.
Thứ tư là, phát huy tính tích cực, tự giác của cán bộ, giảng viên và xây
dựng cơ chế thúc đẩy cán bộ, giảng viên tự giác học hỏi nâng cao nhận thức về hoạt động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị.