IV/ ĐỀ KIỂM TRA:
b. Kết quả và Ý nghĩa:
- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10’)- Mục tiêu: - Mục tiêu:
+ Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS vừa được lĩnh hội. - Phương thức tiến hành:
Lập bảng theo yêu cầu dưới đây về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn
.- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Lập bảng theo yêu cầu dưới đây về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Bài làm:
Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn
Nguyễn Dương Hưng 1737 Sơn Tây
Lê Duy Mật 1738 – 1770 Thanh Hóa, Nghệ An
Nguyễn Danh Phương 1740 – 1751 Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên
Quang
Nguyễn Hữu Cầu 1741 – 1751 Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam,
Nghệ An, Thanh Hóa
Hoàng Công Chất 1739 - 1769 Sơn Nam, Tây Bắc
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (6’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm
d) Cách thức tiến hành hoạt động
Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức.
? Nguyên nhân thất bại của các cuộc KN. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm. - Dự kiến sản phẩm: HS trả lời. GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
* Dặn dò:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Tiếp tục sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài cũ và bài mới. + Chuẩn bị nội dung bài mới.
Tuần: 27
Ngày soạn:……….. Ngày dạy:………
Tiết 54 Bài 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN I. MỤC TIÊU TOÀN BÀI:
1. Kiến thức:
-Trình bày được những nét chính về xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII, từ đó nhận thức được nguyên nhân dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân
Giải thích, đánh giá được một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu như : nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn, nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ, vai trò của Nguyễn Huệ- Quang Trung trong sự ngiệp thống nhất đất nước
Phân biệt khái niệm khởi nghĩa Tây Sơn với phong trào Tây Sơn
-Có thái độ khâm phục kín trọng với nững nhân vật có công đối với đất nước như Quang Trung, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, đồng thời phê phán hành động bán nước của Lê Chiêu Thống
2. Năng lực:
*Năng lực riêng/ đặc thù: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét, phân tích. - Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Nêu được nguyên nhân dẫn đến phong trào Tây sơn + Hiểu được diễn biến phong trào Tây Sơn.
+ Phân biệt được khởi nghĩa Tây sơn với Phong trào Tây Sơn + Khai thác các lược đồ, tranh ảnh trong bài học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Đánh giá các nhân vật lịch sử.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến. Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm: biết giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa.
- Giáo dục tính chăm chỉ: tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan. Lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn - Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: