Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Xử phạt trong hoạt động đấu thầu (Trang 48 - 67)

5. Kết cấu đề tài

3.4.Một số giải pháp khác

Xuất phát từ việc khác nhau về đặc điểm, trình độ tổ chức đấu thầu, quy định về đấu thầu và kinh nghiệm tổ chức đấu thầu của các quốc gia, các tổ chức quốc tế thể hiện tính phong phú đa dạng của hoạt động đấu thầu. Hệ thống pháp luật về đấu thầu nói chung và các quy định về cách thức xử lý vi phạm nói riêng cần được phát triển và hoàn thiện hơn nữa thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trên thế giới, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới World Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB.

3.4.1. Kinh nghiệm đấu thầu của các quốc gia trên thế giới

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

43

Tại nước Nga, cơ chế quản lý, giám sát và xử phạt nghiêm khắc các hành vi tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, đã phần nào chấm dứt được tình trạng lạm dụng quyền lực của quan chức chính phủ, cơ quan cấp cao trong việc đấu thầu mua sắm xây dựng tài sản công

Chính vì có các quy định xử phạt thích đáng những tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế về đấu thầu nên đã tạo môi trường công bằng, bình đẳng trong hoạt động đấu thầu, tối thiểu hóa các hiện tượng thông thầu, gian lận thiếu minh bạch của những người tham gia công tác chấm thầu. Có thể nói, đây là một kinh nghiệm đáng giá để Việt Nam có thể nghiên cứu học hỏi, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại quốc gia mình.

Kinh nghiệm đấu thầu của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Nhà nước là bên tham gia luật điều chỉnh các hoạt động đấu thầu. Luật hợp đồng quy định những nguyên tắc cơ bản và thủ tục mua sắm công. Trên cơ sở luật đó Tổng thống, Thủ tướng ban hành các hướng dẫn để thực hiện. Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn chi tiết việc thực hiện.

Hàn Quốc có hệ thống tập trung thống nhất rất cao, có một cơ quan tập trung là Sarok – tập hợp số lượng cán bộ chuyên gia lớn lên tới hàng ngàn người có nhiệm vụ thực hiện tất cả các hoạt động đấu thầu liên quan tới nhu cầu mua sắm công của quốc gia này. Dù những nhu cầu mua sắm có giá trị nhỏ vẫn được phân cấp. Nhà thầu Việt Nam đang có kỳ vọng đề nghị Chính phủ xem xét áp dụng kinh nghiệm này, bởi việc tổ chức đấu thầu phân tán ở nước ta như hiện nay có thể đã đẩy hoạt động này đi theo chiều hướng tạo thuận lợi cho các tệ nạn phát sinh như cục bộ, địa phương chủ nghĩa, áp dụng thiếu sự thống nhất, thiếu nhất quán giữa các địa phương, các ngành.

Kinh nghiệm đấu thầu của Campuchia

Mặc dù Capuchia là một quốc gia có diện tích nhỏ, tuy nhiên đã có những phát triển ngoạn mục trong thời gian vừa qua. Quy chế quản lý đấu thầu Nhà nước của Campuchia khá đơn giản, ngắn gọn. Nó chỉ bao gồm 9 điều với độ dài không quá 10 trang khổ giấy A4, quy chế này quy định một cách khái quát các hình thức đấu thầu, quy trình đấu thầu tổng quát và quản lý, giám sát hoạt động đấu thầu. Việc tổ chức đấu thầu ở Campuchia được tiến hành một cách tập trung thông qua một Hội đồng. Dù quy chế quản lý của Campuchia khá đơn giản nhưng có hiệu lực rất cao.

3.4.2. Kinh nghiệm đấu thầu của một số tổ chức quốc tế

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

44

Ngân hàng Thế giới là một tổ chức quốc tế quản lý các khoản cho vay với 185 nước thành viên. Để quản lý các hoạt động mua sắm, Ngân hàng Thế giới ban hành hai văn bản quy định riêng rẽ. Những quy định này được các nhà lập pháp Việt Nam tham khảo nhiều trong quá trình xây dựng quy chế đấu thầu và điều hành hoạt động đấu thầu ở Việt Nam từ những ngày đầu tiên cho đến bây giờ.

Việc ban hành riêng rẽ hai loại hoạt động đấu thầu có nhiều điểm riêng biệt của Ngân hàng Thế giới cũng là một trong những kinh nghiệm đầu tiên có thể xem xét trong điều kiện của nước ta vì những quy định về đấu thầu của nước ta hiện nay quá dài, hơn nữa các quy định đó lại thay đổi thường xuyên nên có thể gây nhiễu khi áp dụng.

Ngân hàng Thế giới quy định rõ chính sách của Ngân hàng đối với những mua sắm sai quy định và gian lận tham nhũng trong đấu thầu. Chính sách của Ngân hàng là huỷ bỏ phần vốn vay phân bổ cho những hàng hoá và công trình xây lắp đã mua sắm sai quy định. Chính sách của Ngân hàng Thế giới là rất rõ ràng đối với hành động gian lận và tham nhũng:

Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB

Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng quy định rõ việc chống tham nhũng và gian lận trong đấu thầu. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng sẽ từ chối trao hợp đồng nếu bị phát hiện có hành động tham nhũng và gian lận trong quá trình cạnh tranh giành hợp đồng. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng đình chỉ cấp vốn đối với phần vốn vay đã phân bổ cho hợp đồng ở bất kỳ thời gian nào phát hiện ra có tham nhũng và gian lận trong suốt quá trình mua sắm và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình sau khi đã nhận được ý kiến góp ý của Ngân hàng nhưng vẫn không có gì thay đổi nhằm đáp ứng những đòi hỏi của Ngân hàng. Ngân hàng cũng sẽ thực hiện việc tuyên bố công khai danh tính của các công ty không đủ tư cách hợp lệ vĩnh viễn hoặc trong một thời hạn về thời gian nhất định.

Kinh nghiệm đấu thầu của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC

Điểm giống nhau cơ bản giữa hướng dẫn đấu thầu của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC và Ngân hàng WB và ngân hàng ADB là đều ban hành hai loại văn bản tách rời nhau. Ngân hàng JBIC không có quy định nào và cũng không thực hiện chế độ ưu đãi nào đối với Nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu. Đây là điểm khác cơ bản với những quy định của Ngân hàng Thế giới WB và Ngân hàng phát triển châu Á ADB. Đây là sự thể hiện cao nhất yêu cầu đảm bảo sự công bằng bình đẳng trong đấu thầu của JBIC.

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

45

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau 27 năm kể từ khi công tác đấu thầu được triển khai (1994-2021) và Luật Đấu thầu được ban hành vào năm 2005, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu đã đang ngày một hoàn thiện và đồng bộ hơn. Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động đấu thầu cũng được triển khai chặt chẽ hiệu quả hơn so với trước đây. Tuy nhiên, có lúc có nơi trong các công đoạn của công tác đấu thầu vẫn phát sinh những tiêu cực chưa xử lý được, đặc biệt trong mấy năm gần đây có nhiều vụ việc liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng đã làm rúng động trong dư luận. Hoạt động đấu thầu góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc ban hành những khung pháp lý, bộ luật, nghị định, đã phần nào giảm bớt những hành vi tiêu cực, gian lận trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, những hành vi này ngày một tinh vi, lợi dụng lỗ hổng trong công tác xử phạt hành vi vi phạm để thực hiện hành vi gian lận của mình. Điều hết sức đáng buồn ở đây, trong lúc cả nước đang gồng mình lên để chống dịch, người dân đang đóng góp tiền của, công sức để chống dịch thì chúng ta phải vướng vào những khúc mắc, sai phạm mà đáng lẽ không được phép xảy ra. Câu chuyện đầu tư, nhất là trong hoạt động đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục, thiết bị y tế, thiết bị trường học và một số mua sắm tài sản công từ trước tới nay vẫn luôn xảy ra các tranh cãi và được xem là một khu vực màu mỡ, miếng bánh béo bở để các nạn tham nhũng xảy ra. Nếu để việc phân biệt, đối xử “bất bình đẳng” trong đấu thầu cứ liên tục tiếp diễn, kéo dài, sai phạm trở nên phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương sẽ dẫn đến không đảm bảo tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng, làm thui chột động lực phát triển kinh tế, suy giảm lòng tin của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, làm méo mó chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không phát huy hết được vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần có sự phối hợp giữa các bên tham gia, cơ quan nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn khung pháp lý, đào tạo các cán bộ thẩm định, thanh tra để có thể phát hiện những sai phạm tinh vi của các đối tượng vi phạm. Và cuối cùng, bên mời thầu và nhà thầu tham dự cần trung thực, khách quan trong việc đánh giá, minh bạch trong hồ sơ dự thầu, tránh tình trạng “quân xanh”, “quân đỏ”, “sân sau”.

Chắc hẳn đọc qua bài tiểu luận bạn đọc đã phần nào hiểu rõ được hoạt động đấu thầu trong thời gian qua và công tác xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước như thế nào. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô Lê Vũ Sao Mai đã dành thời gian để đánh giá bài tiểu luận này!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trọng Đạt – Hải Đăng (2020), Bị World Bank cấm dự thầu 7 năm, công ty Sao Bắc Đẩu thừa nhận sai sót, ICTNEWS

2. Thái Anh (2021), Bài học Việt Á và việc chậm trễ đấu thầu, mua sắm sinh phẩm xét nghiệm, Báo lao động

3. Tuấn Dũng (2021), 2 năm Covid-19, Công nghệ Việt Á được công bố trúng 219 gói thầu, Báo Đấu thầu

4. Tuệ Minh (2022), Loạt sai phạm trong đấu thầu trang thiết bị y tế, Người đưa tin 5. Nguyễn Hưởng (2022), Những đại án được xét xử năm 2021, Etime (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Cao Kim Anh (2021), Vụ khởi tố cựu Giám đốc Sở: Kiến không chui lọt nhưng Voi đi cả đàn, Giáo dục Việt Nam

7. Mạnh Đoàn (2022), Ngăn chặn sai phạm trong đấu thầu, nâng lương để giáo viên yên tâm với nghề, Giáo dục Việt Nam

8. Bài báo “Procurement - World Bank Listing of Ineligible Firms and Individuals, World Bank”

9. Bài báo “Hàng loạt vụ án sai phạm về đấu thầu bị khởi tố, nhiều vụ liên quan đến y tế, giáo dục”, vtvnews

10. Xét xử sai phạm trong đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh Sơn La. (2021, December 29). Truyền hình Thông tấn

11. Dữ liệu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 12. Dữ liệu trên Ngân hàng thế giới World Bank 13. Dữ liệu trên Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB

14. Quốc hội (2013). Luật Đấu thầu, số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013 15. Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

16. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

17. Trần Văn Hùng (2017), Kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế trong việc nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng, Cổng thông tin điện tử Bộ Xây Dựng 18. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021). Báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm

PHỤ LỤC

Cách thức xử phạt hành vi vi phạm trong đấu thầu

Hình thức phạt tiền

STT Hành vi Mức phạt Căn cứ

Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

1 Không thực hiện sơ tuyển trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng Khỏan 1 điều 18 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

2 Thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

3 Không thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi phê duyệt

4 Tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư chưa được phê duyệt

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Khỏan 2 điều 18 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

5 Chia quy mô các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Khỏan 3 điều 18 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

Vi phạm các quy định về hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

6 Không lập hồ sơ yêu cầu đối với các gói thầu thuộc công trình khẩn cấp, cấp bách Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Khoản 1 điều 19 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

7 Không tổ chức thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời

thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi phê duyệt Phạt tiền từ

10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Khoản 2 điều 19 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

8 Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền

9 Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu tổng lựa chọn nhà thầu không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, ưu đãi trong đấu thầu, sử dụng lao động trong nước, sử dụng

hàng hóa trong nước, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 3 điều 19 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

10 Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư

11 Nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra cạnh tranh không bình đẳng

12 Nêu các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với quy mô, tính chất kỹ thuật của gói thầu

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng Khoản 4 điều 19 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

13 Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đã được phê duyệt

Vi phạm các quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

14 Không nêu, nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng, thông báo mời

thầu, thư mời thầu Phạt tiền từ

1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Khoản 1 điều 20 Nghị định số 50/2016/NĐ- CP

Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa được yêu cầu

Không tiếp nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư

15 Không phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển cho nhà thầu, nhà đầu tư theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng.

Một phần của tài liệu Xử phạt trong hoạt động đấu thầu (Trang 48 - 67)