Bất cập trong công tác xử phạt đấu thầu

Một phần của tài liệu Xử phạt trong hoạt động đấu thầu (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Bất cập trong công tác xử phạt đấu thầu

Việc pháp luật quy định chi tiết những hành vi bị cấm, những hành vi vi phạm, hình thức xử lý tương ứng đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xử lý những vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn tồn tại nhiều điểm đáng chú ý. Thời gian qua, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu. Các sai phạm này gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội.

Việc gian lận thầu, nâng khống giá thầu thường có sự thông đồng, liên kết chặt chẽ của nhiều cá nhân, từ những người có chức vụ, quyền hạn chỉ đạo đến cán bộ thực hiện, từ khâu xác lập, phê duyệt, thẩm định đến khâu kiểm tra, giám sát thầu, thậm chí can thiệp cả vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để giành đặc quyền, đặc lợi, phục vụ cho việc trục lợi cá nhân, gia đình, nhóm lợi ích của mình một cách hợp lý hơn, kín đáo hơn, không quan tâm đến hiệu quả, cũng như tài sản thiệt hại, thất thoát của Nhà nước.

Thời gian qua, công tác đấu thầu còn diễn ra vi phạm về đấu thầu như: Chuyển nhượng thầu, gian lận trong đấu thầu, dẫn đến tình trạng nhà thầu được đề nghị trúng thầu không đủ năng lực thi công hoặc quá trình thi công bị phát giác các vấn đề gian lận, dẫn đến phải dừng thực hiện dự án để xử lý tình huống. Gian lận hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng trực tiếp làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư và đã có rất nhiều công trình bị chậm tiến độ thi công do năng lực của nhà thầu thi công yếu kém

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

37

Thực tế công tác tổ chức đấu thầu thời gian qua cho thấy đang có những lỗ hổng tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng để gian lận thầu. Trong các thủ đoạn thiếu minh bạch, không liêm chính, gian lận, tiêu cực thầu được phát hiện thời gian qua có không ít trường hợp bắt nguồn từ chính chủ đầu tư, người sở hữu vốn là những tổ chức và ra đề bài để chọn các nhà thầu.

Luật Đấu thầu quy định đầy đủ về quy trình giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác kiểm tra kết quả thực hiện kết luận thanh tra, giám sát kiểm tra mới chỉ tập trung quy định về chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm của nhà thầu, nhà đầu tư mà chưa có quy định cụ thể về chế tài xử lý vi phạm đối với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền (là các bên quan trọng trong việc quyết định đến tính hiệu quả, minh bạch trong đấu thầu).

Lâu nay các cơ quan quản lý mới chỉ tập trung giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện thầu mà chưa tính đến việc phải giám sát cả chính cơ quan tổ chức, quản lý đấu thầu. Bên cạnh đó, Luật cũng chưa có quy định về chế tài xử lý đối với trường hợp các cơ quan có thẩm quyền buông lỏng việc kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị về đấu thầu trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu 2013 mặc dù đã có nhiều quy định rất ưu việt, tuy nhiên, trong bối cảnh các hành vi hối lộ, tham nhũng, gian lận vẫn còn phổ biến và nhức nhối trong xã hội, thì luật pháp là chưa đủ, mà còn cần sự quyết tâm của cơ quan thực thi và giám sát thực thi pháp luật. Quy trình, thủ tục đấu thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay vẫn còn những bất cập, kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng để vi phạm hoạt động đấu thầu, tiêu cực trong đấu thầu, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Những sai phạm vẫn chỉ bị xử lý nhẹ tay. Có rất nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành về đầu tư công, chấp hành pháp luật trong đấu thầu ở các địa phương đã “điểm mặt” hàng loạt sai phạm trong đấu thầu, nhưng trong các kết luận thanh tra, đặc biệt là phần kiến nghị xử lý sai phạm liên quan đến khâu lựa chọn nhà thầu, đa phần chỉ là hình thức “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Điển hình tại tỉnh Đồng Nai, khi tiến hành thanh tra tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư phát hiện nhiều sai sót nhưng cũng chỉ đề nghị phạt hành chính, thay đổi chủ đầu tư, hủy thầu, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Thực tiễn, quá trình phát hiện và xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn. Đa số các vụ án, vụ việc có

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

38

liên quan đến số cán bộ giữ chức vụ, đứng đầu tổ chức, cơ quan (Chủ tịch Hội đồng đấu thầu). Những cá nhân này vốn rất am hiểu về chính sách quản lý kinh tế - xã hội, có kinh nghiệm đối phó, tẩu tán tài sản, né tránh để trục lợi. Cùng với đó, họ có điều kiện dùng cơ chế hành chính, mệnh lệnh cấp trên để chỉ đạo, ràng buộc cán bộ, công chức, người lao động phụ thuộc thực hiện các hành vi giúp sức, che giấu sai phạm, chỉnh sửa, hợp thức hóa hồ sơ tài liệu, tiêu hủy chứng cứ. Họ có mối quan hệ xã hội rộng với nhiều cấp, nhiều ngành, ngay từ giai đoạn tiếp cận, thu thập hồ sơ, tài liệu cơ quan điều tra đã gặp sự can thiệp, tác động từ nhiều phía.

Các sai phạm trong hoạt động đấu thầu thời gian qua diễn ra rất phức tạp ở hầu hết các lĩnh vực. Điều đáng nói là, sai phạm không chỉ xảy ra ở các dự án trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, thông tin – truyền thông... mà ở cả lĩnh vực nhạy cảm, mang tính nhân văn cao như y tế, giáo dục, văn hóa...

Việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng cũng khiến việc vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn phổ biến. Như chúng ta thấy vi phạm thường xảy ra ở các dự án đầu tư công, từ những gói thầu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn vốn ODA. Chỉ cần siết chặt khu vực này thì việc thông thầu, vi phạm quy trình đấu thầu sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XỬ PHẠT TRONG ĐẤU THẦU

Một phần của tài liệu Xử phạt trong hoạt động đấu thầu (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)