Đối với bên mời thầu

Một phần của tài liệu Xử phạt trong hoạt động đấu thầu (Trang 47 - 48)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Đối với bên mời thầu

Người có thẩm quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tuyệt đối không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để giới thiệu hoặc can thiệp bất hợp pháp vào quá trình lựa chọn nhà thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Rà soát, củng cố, chấn chỉnh, nâng cao năng lực các cán bộ chuyên môn làm công tác đấu thầu, quản lý đấu thầu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc lập, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị tư vấn đấu thầu và Tổ thẩm định đấu thầu, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu lựa chọn đơn vị tư vấn đấu thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, sai lệch kết quả đấu thầu, để xảy ra sai sót hoặc có hành vi phạm như dàn xếp, cố tình gây ra sai sót trong việc lập, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thông thầu.

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; đánh giá theo đúng các tiêu chí của hồ sơ mời thầu, đảm bảo khách quan, trung thực. Đối với các nhà thầu không cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan để chứng minh việc kê khai về năng lực, kinh nghiệm trong hồ sơ dự thầu, bên mời thầu, chủ đầu tư xem xét kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý vi phạm đối với trường hợp kê khai không trung thực trong đấu thầu.

Chấp hành thực hiện việc đăng tải kết quả đấu thầu đối với các gói thầu do đơn vị mình làm chủ đầu tư trên trang đấu thầu quốc gia theo đúng quy định, đồng thời gửi hồ sơ (quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ của đơn vị trúng thầu) và các thông tin chủ yếu về kết quả lựa chọn nhà thầu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, đăng tải trên trang đấu thầu của Sở để chủ đầu tư, bên mời thầu ở các địa phương khác truy cập, nắm bắt thông tin, đối chiếu về nhân sự, thiết bị, việc thực hiện hợp đồng của các đơn vị dự thầu, phục vụ xem xét, đánh giá lựa chọn nhà thầu. Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, hướng dẫn, yêu cầu các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư ở các địa phương nghiêm túc chấp hành thực hiện.

Trong quá trình thực hiện các hợp đồng tư vấn, thi công dự án đầu tư xây dựng, mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn, chủ đầu tư và đơn vị quản

Công tác xử phạt trong đấu thầu tại Việt Nam

42

lý thực hiện dự án được ủy thác phải quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư và hợp đồng được ký kết, thực hiện việc tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định; nghiệm thu, thanh toán kịp thời khối lượng đã thực hiện, thu hồi tạm ứng, giải ngân nguồn vốn được bố trí và lập hồ sơ quyết toán công trình hoàn thành đảm bảo đúng thời gian quy định. Trong hợp đồng phải nêu rõ chế tài xử lý trong trường hợp nhà thầu vi phạm; kiên quyết xử lý hành vi vi phạm theo đúng nội dung hợp đồng đã ký và không điều chỉnh tăng thêm chi phí nhân công, nhiên liệu, vật tư khi có thay đổi chế độ chính sách và biến động giá đối với các trường hợp chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu.

Trong quy định về trách nhiệm của tổ chuyên gia đấu thầu, nòng cốt nhất là bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong đấu thầu. Do đó, khi phát hiện hành vi gian lận, tổ chuyên gia cần đề xuất để CĐT, người có thẩm quyền xem xét, có hình thức xử lý thích đáng với nhà thầu. Hoạt động độc lập khi tiến hành thẩm định, bảo đảm khách quan, trung thực, công bằng; đảm bảo chất lượng, thời hạn, nội dung phải đầy đủ theo các hướng dẫn.

Một phần của tài liệu Xử phạt trong hoạt động đấu thầu (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)