Một số hạn chế bất cập trong chỉ định thầu ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu thuc trang va giải phap chi dinh thau o viet nam (Trang 46 - 79)

Nhìn chung, tình trạng chỉ định thầu trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Năm 2009, khi thực hiện chương trình kích cầu đầu tư, một số

gói thầu đã được cho phép áp dụng chỉ định thầu để đẩy nhanh tiến độ, nên tỷ lệ chỉ định thầu tăng đáng kể. Các đơn xin áp dụng chỉ định thầu liên tiếp được gửi về các cơ quan quản lý nhà nước. Hơn thế, sau khi Nghị định 85/2009/NĐ- CP có hiệu lực (ngày 1/12/2009), tỷ lệ các gói thầu được áp dụng hình thức chỉ định thầu càng lớn.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng các gói thầu áp dụng chỉ định thầu trong vòng 5 năm từ năm 2006 đến năm 2011 chiếm khoảng 70% tổng số các gói thầu với tổng giá trị chỉ định thầu chiếm khoảng 47%; năm 2012, số lượng gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, bao gồm cả đầu tư phát triển và chi thường xuyên là 73% so với tổng số gói thầu.

Trong những năm gần đây, nhiều ngành, nhiều địa phương, người ta tìm cách lách luật, tìm nhiều lý do để thực hiện chỉ định thầu. Tuy nhiên, trên thực tế, qua thanh tra, khảo sát một loạt dự án do các địa phương, một số cơ quan, ban ngành thực hiện trong thời gian qua theo hình thức chỉ định thầu, nhiều sai phạm trong việc thực hiện chỉ định thầu đã được phát hiện. Cụ thể:

♦ Việc tiến hành chỉ định thầu đang được tiến hành một cách bừa bãi,

không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật

Mặc dù luật Đấu thầu đặt ra các quy định phải tổ chức đấu thầu với những gói thầu có quy mô lớn (tùy tính chất từng gói: xây lắp hay tư vấn, thiết kế...có mức quy định đấu thầu khác nhau), nhưng Chính phủ cũng đã cho phép chỉ định thầu các gói thầu qui mô nhỏ, có tính cấp bách về kinh tế - xã hội theo nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 và văn bản số 229/TTg-KTN ngày 16.2.2009 của Thủ tướng chính phủ. Nhưng trên thực tế, nhiều địa phương khi thực hiện chỉ định thầu đã làm không đúng yêu cầu trong các văn bản này. Nhiều gói thầu, dự án không thuộc trường hợp được áp dụng chỉ định thầu mà cần phải tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng một số bộ, ngành, địa phương

vẫn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu, không phù hợp với mục tiêu của công tác đấu thầu.

Điển hình như tại Ninh Bình, tại các dự án: dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông các xã miền núi Yên Thành, Yên Hòa, Yên Thắng và dự án nạo vét, nâng cấp sông Tục Bút do UBND huyện Yên Mô làm chủ đầu tư, mặc dù Thủ tướng chỉ phê duyệt cho áp dụng hình thức chỉ định thầu với các gói thầu xây lắp nhưng qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện các gói thầu tư vấn thiết kế có giá gói thầu trên hạn mức cho phép chỉ định thầu nhưng vẫn được chủ đầu tư áp dụng chỉ định thầu không đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sau một thời gian triển khai chủ trương cho chỉ định thầu các công trình, dự án cấp bách, tháng 2/2011, Thủ tướng Chính phủ lại ký văn bản số 164/TTg- KTN yêu cầu với các gói thầu được áp dụng chỉ định thầu nhưng chưa tiến hành thủ tục chỉ định, chưa ký kết hợp đồng với nhà thầu thì các bộ, ngành, địa phương phải giãn tiến độ, quyết định hình thức chọn nhà thầu phù hợp và ưu tiên áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Nhưng trên thực tế, nhiều địa phương đã không thực hiện đúng quy định tại văn bản này. Tại tỉnh Hà Tĩnh, dự án nâng cấp tuyến đê La Giang có 3 gói thầu thuộc dự án năm 2011 nhưng UBND tỉnh vẫn tiếp tục cho phép chỉ định thầu. Như gói thầu số 2.LG có giá trị khá cao: 488,2 tỷ đồng được chỉ định cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Xuân Thành; gói thầu số 3.Lg chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần Nhật Long và Công ty Cổ phần Tân Hải Hà thực hiện…Ngoài ra, theo quy định, Thủ tướng chỉ phê duyệt chỉ định thầu cho các gói thầu tư vấn, xây lắp nhưng tại tỉnh này, vẫn có 2 gói thầu bảo hiểm được UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ định cho Công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn làm là sai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Nghệ An, cũng có 2 gói thầu về xây lắp, thiết bị tiến hành CĐT sai cho 2 doanh nghiệp trong năm 2011 với tổng giá trị trên 274 tỷ đồng. Tại tỉnh Phú Thọ, cũng có 3 gói thầu xây lắp CĐT trong năm 2011 không đúng chỉ đạo của Thủ tướng với số kinh phí trên 110 tỷ đồng…

Quá trình thanh tra việc tổ chức thực hiện chỉ định thầu của Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Chính phủ cũng xác định nhiều dự án được phê duyệt áp dụng hình thức chỉ định thầu khi các dự án chưa có quyết định đầu tư, chưa được bố trí vốn, chưa có thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt.

Theo kết luận của thanh tra chính phủ, có nhiều dự án của ngành giao thông vận tải như dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A đoạn Dốc Xây; dự án nâng cấp, mở rộng quốc lọ 1 A đoạn Nhật Tựu-Chợ Dầu; dự án Cải tạo nâng cấp quốc lộ 21 B đoạn km 41-km57+950 Chợ Dầu-Ba Đa...được phê duyệt chỉ định thầu khi các dự án chưa hề có quyết định đầu tư, chưa được bố trí vốn, chưa có thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt. Thậm chí có dự án như dự án điều chỉnh tuyến quốc lộ 32 C đoạn qua thành phố Việt Trì còn chưa có tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn thẩm định, trình Chính phủ [60].

Mới đây nhất, Tổng công ty truyền tải điện quốc gia NPT được giao làm chủ đầu tư của hàng trăm dự án cũng đã dễ dãi khi cho hàng loạt doanh nghiệp trúng thầu với hình thức chỉ định thầu. Kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây cho thấy NPT đã chỉ định thầu với 19 gói thầu với tổng giá trị lên đến gần 300 tỷ đồng, điều này được cơ quan chức năng xác định là trái với Luật Đấu thầu.

♦ Một số doanh nghiệp được ưu ái trong chỉ định thầu gây nên sự bất

Hiện nay nhiều gói thầu có giá trị lớn lại được chỉ định cho một số nhà thầu đã khiến nhà thầu bị "quá tải", không đủ năng lực thi công, năng lực tài chính...nên các dự án cũng bị kéo dài, làm giảm hiệu quả các dự án.

Điển hình là trường hợp doanh nghiệp (DN) Xây dựng Xuân Trường và Tập đoàn Xuân Thành đều của tỉnh Ninh Bình. Các đơn vị này được chỉ định thầu khá nhiều dự án tại Ninh Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hưng Yên… Nhưng đáng chú ý là rất nhiều dự án, sau khi được điều chỉnh bổ sung đã tăng tổng mức đầu tư lên gấp nhiều lần.

Cụ thể, dự án xây dựng Quảng Trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, các gói thầu xây lắp chính đều được chỉ định thầu cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường. Dự này được phê duyệt vào 12.5.2009 với tổng mức đầu tư 450 tỉ đồng, sau đó 3 tháng được điều chỉnh bổ sung tăng lên 1.543 tỉ đồng, tức là gấp hơn 3 lần chỉ sau hơn 3 tháng.

Riêng gói thầu xây lắp chính có giá trị 1.079,82 tỷ đồng, được chỉ định cho DN Xây dựng Xuân Trường. Năm 2010, chủ đầu tư đã tạm ứng cho nhà thầu 747,67 tỷ đồng nhưng giá trị khối lượng hoàn thành nghiệm thu đến 30/10/2011 mới chỉ đạt 145 tỷ đồng.

Hay một trường hợp bổ sung vốn "khủng" khác là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình). Được phê duyệt tháng 9/2004 với tổng mức đầu tư 579,45 tỷ đồng, sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung các dự án thành phần, đến nay tổng mức đầu tư của dự án đã lên tới 8.998,68 tỷ đồng, tức gấp khoảng 15 lần so với quy mô ban đầu.

Hai gói thầu lớn về hạng mục công trình thủy lợi và các hạng mục công trình giao thông với tổng mức đầu tư trên 864 tỉ đồng, trong đó gói thầu về

công trình thủy lợi đã giải ngân 398 tỉ đồng, nhưng khối lượng đến hết tháng 12.2010 mới đạt 239 tỉ đồng, còn gói thầu về giao thông đã giải ngân 185 tỉ đồng nhưng khối lượng thực hiện đến hết năm 2010 chỉ đạt 99 tỉ đồng.

Gói thầu các hạng mục công trình thủy lợi Công viên Tràng An trị giá 562,97 tỷ đồng cũng được chỉ định thầu cho Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường. Giá trị giải ngân là 398,34 tỷ đồng nhưng khối lượng thực hiện đến cuối năm 2010 mới đạt 239,76 tỷ đồng.

Dù thực hiện như vậy, nhưng doanh nghiệp Xuân Trường còn được chỉ định nhiều dự án giao thông lớn khác. Cụ thể gói thầu xây lắp số 1 dự án điều chỉnh tuyến QL32C đoạn qua TP.Việt Trì do Sở GTVT làm chủ đầu tư với giá 554 tỉ đồng, khởi công tháng 11.2009, sau hơn hai năm thi công đã hết hạn hợp đồng nhưng mới chỉ thực hiện 27, 2% khối lượng, tương đương 150 tỉ đồng. Gói thầu số 10, dự án mở rộng QL1A đoạn cầu ĐoanVĩ - cửa phía bắc và cửa phía nam dốc Xây (Ninh Bình) do Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng giá trị 481 tỉ; gói thầu số 5.1 DA mở rộng QL1A đoạn dốc Xây - TP.Thanh Hóa có giá trị 537 tỉ đồng cũng được chỉ định thầu cho doanh nghiệp Xuân Trường. Hầu hết các gói thầu này đều bị chậm tiến độ.

Nhiều gói thầu lớn được chỉ định thầu cho doanh nghiệp Xuân Trường đều được điều chỉnh vốn nhiều lần. Điển hình là gói thầu số 1 dự án cải tạo nâng cấp QL10 đoạn Ninh Phúc - Điền Hộ giá trị ban đầu 384 tỉ đồng, nhưng sau chỉ định bổ sung tăng lên 1.071 tỉ đồng (178,5%); gói thầu dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn qua phía bắc và phía nam tỉnh Ninh Bình chỉ định thầu ban đầu là 292 tỉ đồng, sau chỉ định điều chỉnh tăng lên là 412 tỉ đồng...

Ngoài ra còn có trường hợp Công ty Xuân Thành Group, Công ty cổ phần tập đoàn Đầu tư xây dựng DĐK cũng xuất hiện trong nhiều dự án chỉ định thầu. Cụ thể, công ty Xuân Thành Group được chỉ định thầu tại gói thầu 2.LG

dự án nâng cấp tuyến đê La Giang trị giá 488 tỉ đồng, cũng như gói thầu số 1 dự án củng cố, nâng cấp đê tả sông Hồng trị giá 107 tỉ đồng được chỉ định cho tập đoàn này.

Thực tế thì nhiều dự án chỉ định thầu đều có tình trạng bổ sung vốn tăng rất cao so với ban đầu [61].

♦ Các dự án được chỉ định thầu hầu hết đều không đảm bảo được tiến độ

như cam kết

Khi được chỉ định thầu, các nhà thầu đều cam kết hoàn thành gói thầu theo đúng, thậm chí sớm hơn tiến độ. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 31/12/2010, tổng hợp từ 5 bộ và 43 địa phương đã có 286 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chỉ định thầu với 1.463 gói thầu có tổng trị giá trên 49.599 tỷ đồng. Trong tổng số 1463 gói thầu này đã có 757 gói hoàn thành trong năm 2010 với tổng giá trị 13.016 tỷ đồng nhưng vẫn còn tới 491 gói thầu đã ký hợp đồng nhưng không thể hoàn thành năm 2010 như cam kết mà đã phải chuyển qua năm 2011, thậm chí nhiều gói trong số đó, đến năm nay vẫn chưa thực hiện xong với tổng giá trị chỉ định thầu trên 24.582 tỷ đồng. Không những thế, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn tới 215 gói thầu chưa ký hợp đồng với tổng giá gói thầu trên 8.268,7 tỷ đồng.

Ví dụ như tại tỉnh Ninh Bình, khi lập tờ trình xin chỉ định thầu, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình cam kết hoàn thành các dự án trước cuối năm 2010. Nhưng qua xác minh của thanh tra chính phủ ở 5 dự án thì có đến 4 dự án cho đến năm 2011 vẫn thi công dở dang. Có 2 dự án của Sở Văn hóa Thông tin-Du lịch Ninh Bình làm chủ đầu tư cam kết hoàn thành trước tháng 10.2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội nhưng hết năm 2011, các gói thầu xây lắp vẫn

không hoàn thành, khối lượng thi công đạt tỷ lệ thấp. Không những thế, việc tạm ứng và hoàn ứng vốn chưa hợp lý đã để cho các nhà thầu chiếm dụng vốn, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Tại Hà Tĩnh, có 7 gói thầu giá trị 572 tỷ đồng được chỉ định thầu lẽ ra phải thực hiện xong trước năm 2011 nhưng đến hết năm 2011 vẫn chưa hoàn thành. Như gói thầu xây lắp dự án nâng cấp tuyến đê La Giang, gói xây lắp 2 và 3 dự kiến đến tận năm 2015 mới hoàn thành. Hay gói thầu hồ chứa nước Khe Trung, cũng được Thủ tướng phê duyệt chỉ định thầu từ tháng 7.2009 nhưng kéo dài đến tháng 12.2010 tỉnh mới có quyết định chỉ định thầu và ký hợp đồng thi công.

Tại Nghệ An, qua thanh tra, cũng có tới 33 gói thầu thuộc 19 dự án được chỉ định thầu với giá trị 2.198,9 tỷ đồng nhưng đã không hoàn thành vào năm 2010 theo đúng cam kết khi chỉ định thầu. Cho đến 30/11/2011, nguồn vốn cho các dự án mới chỉ đạt 66% nhu cầu vốn cho các gói thầu. Các tỉnh như: Hưng Yên, Phú Thọ...cũng trong tình trạng tương tự.

Đáng chú ý, tiểu dự án 1 thuộc dự án lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường sắt giai đoạn 2 do Tổng công ty Đường sắt làm chủ đầu tư được Thủ tướng phê duyệt cho chỉ định thầu ngày 30/3/2010 nhưng đến tháng 11/2010 chủ đầu tư mới làm thủ tục chỉ định thầu, ký hợp đồng khởi công các gói thầu xây lắp. Quá trình thi công các gói thầu đều chậm tiến độ và phải gia hạn hợp đồng đến hết năm 2011 nhưng đến 30/11/2011 mới hoàn thành được hơn 70% khối lượng [62].

Sự chậm trễ trong việc thực hiện nhiều gói thầu được Chính phủ cho phép chỉ định thầu có nhiều nguyên nhân do: năng lực các đơn vị được chỉ định còn kém, do không đáp ứng cam kết về nguồn vốn... Nhưng điều đáng nói ở đây, việc chậm trễ, để các dự án kéo dài đã làm giảm hiệu quả các dự án đầu tư

và trên thực tế, làm cho việc chỉ định thầu không cao hơn là việc tổ chức đấu thầu, thậm chí còn nảy sinh nhiều tiêu cực.

Chất lượng các dự án được chỉ định thầu ở Việt Nam không đảm bảo

Trong hầu hết các dự án được chỉ định thầu, người trúng thầu thường không có năng lực thực sự mà chủ yếu dựa trên quan hệ hoặc đã từng làm việc với địa phương đó ở một vài dự án trước. Vì thế không hiếm những trường hợp thanh tra phát hiện thấy khi thi công các con đường giao thông, thay vì sử dụng cọc sắt, nhà thầu lại dùng cọc tre để giảm bớt chi phí; và cũng không hiếm trường hợp các công trình công cộng xây ra sập, lún gây nhiều thiệt hại về người và của….

Điển hình như ở gói thầu sửa chữa mặt cầu Thăng Long, chỉ sau 3 tháng sửa chữa, dù dư luận đã phản ánh mặt cầu xuất hiện nhiều vết nứt lớn và việc có ảnh hưởng đến chất lượng cầu trong thời gian dài hay không thì đại diện chủ đầu tư vẫn chưa thể có câu trả lời.Trong khi đó, theo kết luận của cơ quan chức năng thì nguyên nhân là do lỗi thi công, vật liệu chưa được thử nghiệm với cầu mà mới chỉ được thử nghiệm với đường.

Với những sai phạm, bất cập nêu trên ta thấy chỉ định thầu không phát

Một phần của tài liệu thuc trang va giải phap chi dinh thau o viet nam (Trang 46 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)