Pháp luật đấu thầu một số nước trên thế giới và kinh nghiệm

Một phần của tài liệu thuc trang va giải phap chi dinh thau o viet nam (Trang 30 - 32)

với Việt Nam

Về khái niệm "đấu thầu", theo Từ điển kinh doanh của Anh (Longman Dictationary of Business) không nêu rõ đấu thầu là gì mà chỉ giải thích đấu thầu mua sắm là việc sử dụng các phương pháp hoặc nỗ lực đặc biệt để nhận được hay mua được.

Theo quan niệm chung trên thế giới, đấu thầu được hiểu là một cuộc đọ sức công khai, nỗ lực để giành được quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay xây dựng các công trình cho bên mời thầu. Trong một cuộc đấu thầu, nguyên tắc khách quan - công bằng - minh bạch được đặt lên hàng đầu. Nhà thầu thắng thầu sẽ là nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, công trình… có chất lượng tốt nhất với giá rẻ nhất. Hoạt động đấu thầu không có tiêu cực là tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho nhà nước.

Pháp luật của Việt Nam có định nghĩa rõ ràng về khái niệm "đấu thầu" tại khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu (2005) và khoản 1 Điều 214 Luật thương mại 2005. Về cơ bản, Việt Nam đã bắt kịp được xu thế chung của thế giới và thể hiện được rõ tinh thần và nội dung cơ bản của hoạt động đấu thầu.

Về hình thức đấu thầu, Luật Đấu thầu của Australia chỉ quy định 3 hình thức đấu thầu là: đấu thầu tuyển chọn, đấu thầu rộng rãi (công khai) và mời thầu.

Luật Đấu thầu của Việt Nam thì quy định các hình thức như: đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, lựa chọn Nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, tự thực hiện và Luật Đấu thầu 2013 sắp có hiệu lực còn có thêm hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng. Trong các hình thức lựa chọn nhà thầu hầu như đều có đầy đủ bên mời thầu và bên dự thầu. Duy chỉ có hình thức "tự thực hiện" là áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu. Luật Australia không hề có hình thức này. Nên chăng chúng ta học tập luật Australia để làm rõ hơn, tránh sự mập mờ trong các quy định?

Về các quy định chế tài xử phạt khi có các hành vi vi phạm đấu thầu, luật pháp Việt Nam nhìn chung cũng tương tự như các nước khác. Nhưng Luật Đấu thầu của Việt Nam chỉ quy định gián tiếp nếu cá nhân vi phạm nếu xét thấy có cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Về điều này, Luật Đấu thầu của Trung Quốc có quy định trực tiếp về trách nhiệm hình sự hoặc biện pháp thu hồi giấy phép kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp tham gia đấu thầu nếu có vi phạm pháp luật đấu thầu. Điều này sẽ khiến các nhà thầu tham gia đấu thầu có trách nhiệm hơn. Đây là một bài học dành cho các nhà làm luật của Việt Nam trong quá trình xây dựng luật pháp, tránh sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật và các chế tài xử phạt.

Nhìn chung, mặc dù có một số điểm khác biệt nhỏ nhưng pháp luật về đấu thầu của Việt Nam đã có sự tương thích với pháp luật đấu thầu của các quốc gia trên thế giới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỈ ĐỊNH THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu thuc trang va giải phap chi dinh thau o viet nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)