Thực hành viết theo các bước 1 Trước khi viết:

Một phần của tài liệu BÀI 8 văn 6 NINA (Trang 36 - 41)

1. Trước khi viết:

- Lựa chọn đề tài. - Tìm ý: Bảng 1

- Dàn ý:

+ Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.

+ Thân bài: Đưa ra các ý kiến bàn luận (Lí lẽ + dẫn chứng)

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

2. Viết bài văn.

- Chuyển thành bài văn.

3. Chỉnh sửa bài văn:

- Tự chỉnh sửa bằng cách bổ sung những chỗ còn thiếu hoặc chưa đúng.

Hoạt động 5: Trả bài.

Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, hạn chế trong bài viết của mình Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Chấm, nhận xét ưu điểm, hạn chế, trả bài

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân tiếp nhận.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trao đổi ưu điểm hạn chế trong bài làm.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và nhận xét.

5. Trả bài.

* Ưu điểm về:

- Cách lựa chọn đối tượng thuyết minh: ….. - Về kiểu bài: ….. - Về bố cục: …. - Cách diễn đạt: dùng từ, đặt câu: ….. - Cách trình bày bài :…. * Hạn chế:

- Cách lựa chọn đối tượng thuyết minh: ….. - Về kiểu bài: ….. - Về bố cục: …. - Cách diễn đạt: dùng từ, đặt câu: ….. - Cách trình bày bài :…. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- Vẫn đề bàn luận ở đây là gì? Ý kiến của bản thân em về vấn đề này như thế nào?

………... - Tôn trọng người khác là gì?

- Được người khác tôn trọng là gì?

... - Vì sao phải tôn trọng người khác? ... - Tôn trọng người khác được biểu hiện như thế nào? ... - Ngược lại với những người biết tôn trọng người khác

là những người có thái độ như thế nào?

………. - Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận trên là gì? ( Bản

thân em cần phải làm gì?)

...

- Vấn đề bàn luận - Tôn trọng người khác - Tôn trọng người khác là

gì?

- Tôn trọng người khác là: sự hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người.

- Vì sao phải tôn trọng người khác?

- Nếu biết tôn trọng người khác thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ và luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý.

- Tôn trọng người khác thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn.

- Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống.

- Tôn trọng người khác được biểu hiện như thế nào?

- Trong thái độ, lời nói

+ Tỏ ra tôn trọng mọi người xung quanh: không phân biệt độ tuổi, trình độ hay giàu nghèo. Mỗi người trong xã hội đều đáng được tôn trọng.

+ Lời nói luôn giữ đúng chuẩn mực: lễ phép chào hỏi những người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng…

- Trong cử chỉ, hành động:

+ Cư xử đúng phép tắc, theo quy định chung: nhường ghế trên xe buýt cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai, vứt rác đúng nơi quy định… + Chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người, tích cực tham gia các hoạt động chung… - Ngược lại với những

người biết tôn trọng người khác là những người có thái độ như thế nào?

- Không biết tôn trọng: Bạn bè coi thường nhau; Con cái đánh đập, chửi bới cha mẹ; Chồng đánh đập vợ…

- Bài học rút ra từ vấn đề bàn luận trên là gì? (Bản thân em phải làm gì?)

- Với gia đình: chào hỏi bố mẹ trước và sau khi đi học, nói chuyện với người lớn trong gia đình thưa hỏi lễ phép không được cãi lại, với các em nhỏ thì đối xử nhẹ nhàng không nên đánh mắng…

- Với nhà trường: lễ phép với thầy cô, giúp đỡ bạn bè trong học tập, không coi thường hoàn cảnh gia đình bạn…

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Yêu cầu Gợi ý chỉnh sửa ND chỉnh sửa

Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận

Ðọc lại phần MB, nếu chưa thấy hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận thì phải nêu cho rõ.

Thể hiện được ý kiến (tình cảm, thái độ, cách đánh giá,…) của người viết về hiện tượng (vấn đề)

Bổ sung những câu tình cảm, thái độ, cách đánh giá về hiện tượng (vấn đề) nếu thấy còn thiếu.

Ðưa ra được những lí lẽ, bằng chứng để bài

Kiểm tra các lí lẽ bằng chứng, nếu lí lẽ chưa chắc chắn, bằng chứng chưa

viết có sức thuyết phục.

tiêu biểu hoặc còn thiếu thì phải chỉnh sửa, thay thế, bổ sung.

Ðảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt

Phát hiện lỗi về chính tả và diễn đạt để sửa lại cho phù hợp

4. Củng cố.

- GV hệ thống lại bài học.

5. Hướng dẫn về nhà.

- Học bài, hoàn thành bài tập.

- Soạn: Tiết 81. Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời

sống.

__________________________

Trần Thị Thơm

Tiết 81. NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG (VẤN ĐỀ) ĐỜI SỐNG

Lớp Tiết Ngày dạy Sĩ số

6A 6B

1. Tổ chức:

- Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra kiến thức tiết học trước.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động.

Mục tiêu:

- Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị trình bày sản phẩm trước tập thể lớp. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Em đã chọn hiện tượng nào trong cuộc sống để trình bày ý kiến ?

- Ngoài lập dàn ý, em còn chuẩn bị

những phương tiện nào để bài nói thêm sinh động?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, chia sẻ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV dẫn vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới- Luyện tập. I. Chuẩn bị bài nói

Mục tiêu:

- Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của, người nghe, lựa chọn đề tài của bài. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Bài nói nhằm mục đích gì? - Người nghe là ai?

- Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày)?

- Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?

- Hãy xác định vấn đề mà em sẽ trình bày.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói. - Luyện nói theo nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân, nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV nhấn mạnh những lỗi thường gặp trong trình bày bài nói.

Bước 1: Xác định mục đích, người nghe, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung nói

- Xác định vấn đề sẽ trình bày.

- Hiểu biết cơ bản về hiện tượng (vấn đề) cần bàn.

- Ý kiến, thái độ của em về hiện tượng(vấn đề) đó

-Tại sao vậy? Các khía cạnh cần bàn:

+ Lí lẽ để bàn luận vấn đề:

+ Bằng chứng làm sáng tỏ hiện tượng

- Làm thế nào để phát huy (hiện tượng tích cực), hạn chế, loại bỏ (hiện tượng tiêu cực)

- Bài học (thông điệp) em muốn nhắn gửi

- Dàn ý:

+ Mở bài: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần

bàn một cách gọn, rõ. Thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách dùng câu chuyện để giới thiệu hiện tượng (vấn đề).

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các ý theo

nội dung đã chuẩn bị. Khi nói, cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Nhấn mạnh ý kiến riêng của bản thân.

+ Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình

bày. Gợi suy nghĩ và kích thích sự đối thoại của người nghe.

Bước 3: Luyện tập, trao đổi, đánh giá.

- Để trình bày tốt, em hãy luyện tập trước (trình bày một mình hoặc trước bạn bè) - Cách nói: tự nhiên, gần gũi, chia sẻ, giãi bày.

- Trao đổi theo các tiêu chí trong phiếu học tập số 1.

Một phần của tài liệu BÀI 8 văn 6 NINA (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w