5. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất bao gồm: hệ thống giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, các phương tiện hỗ trợ dạy và học, thư viện và nguồn tài liệu đáp ứng nhu cầu người học.
Luật giáo dục nghề nghiệp (2014): “Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm thiết bị đào tạo theo danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương”. Để nâng cao chất lượng đào tạo, yếu tố cơ sở vật chất được xem là tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá. Phòng học, máy móc, trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong quá trình đào tạo, nó giúp người học có điều kiện để thực hành có thể hoàn thiện kĩ năng.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường. Để đảm bảo sau khi tốt nghiệp, người học đáp ứng được yêu cầu của người sử
dụng lao động, đó là tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ sản xuất nơi công tác một cách có hiệu quả thì cơ sở đào tạo nghề phải có cơ sở vật chất – trang thiết bị thực hành đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, thậm chí, công nghệ phải đi trước công nghệ của nền sản xuất. Trường đào tạo nghề phải có các phòng học bộ môn phù hợp với từng ngành học, cấp học, phải có thư viện hiện đại, các trung tâm thông tin nối mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu cho người học. Hệ thống sách và tài liệu giáo khoa cho người học, sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành cho giáo viên cũng cần được trang bị đầy đủ.
Như vậy có thể thấy, trong đào tạo nghề nếu chương trình đào tạo được đánh giá là tốt, đội ngũ giáo viên có chuyên môn kinh nghiệm mà hệ thống cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu đào tạo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo thấp. Mặt khác, để có được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nhu cầu đào tạo thì nguồn tài chính hình thành nên nó cũng trở nên vô cùng cần thiết và không thể thiếu trong đào tạo. Tài chính cho đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo cho chất lượng đào tạo, tác động giản tiếp tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị giảng dạy, khả năng đào tại, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Tài chính đầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện đảm bảo chất lượng cho đào tạo nghề.