5. Kết cấu của luận văn
2.2.2.5 Quản lý tài chính:
Về công tác quản lý tài chính kế toán của trường được thực hiện theo đúng qui định của Nhà Nước và qui chế chi tiêu nội bộ của nhà Trường. Nguồn kinh phí bao gồm kinh phí Ngân Sách nhà nước cấp, học phí của học sinh, các khoản thu từ hoạt động liên kết đào tạo… luôn được sử dụng ưu tiên cho các hoạt động phục vụ đào tạo và nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên - công nhân viên. Các nguồn thu từ dịch vụ dùng chi cho hoạt động thường xuyên, mua sắm, sửa chữa ký túc xá và khấu hao cơ sở vật chất dùng cho hoạt động dịch vụ. Các kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm được lập dựa vào nhu cầu thực tế thông qua tình hình sử dụng kinh phí các năm trước cân đối cho phù hợp, đúng mục đích và mục tiêu phát triển của Nhà trường.
Công tác lập kế hoạch tài chính của nhà Trường đạt chuẩn theo hướng dẫn, đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính.
Công tác quản lý tài chính đảm bảo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo tính minh bạch và công khai.
Bảng 2.9: Báo cáo thu chi
(Đơn vị tính: ngàn đồng)
Nội dung Năm Năm Năm Năm
2013 2014 2015 2016
1. Nguồn kinh phí nhà nước
cấp 13,800 13,800 13,573 13,573
2. Tổng thu học phí 5,500 5,500 4,800 3,400 3. Tổng kinh phí quyết toán 13,000 13,000 19,163 17,297 4. Chênh lệch thu chi 6,300 6,300 (790) (324)
Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán
Qua bảng 2.9 cho thấy, Kế hoạch tài chính của Trường phụ thuộc vào định mức Ngân sách nhà nước cấp cho đào tạo. Tuy nhiên, kinh phí đào tạo từ Ngân sách cấp còn hạn hẹp.
Trên cơ sở nguồn thu học phí và nguồn ngân sách cấp hàng năm, thông qua quy chế chi tiêu nội bộ kiểm soát các nguồn chi một cách tiết kiệm để tăng thu nhập cho CBGVCNV. Tăng cường phát triển các hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu đảm bảo các dịch vụ cho người học nghề. Kinh phí đào tạo từ Ngân sách cấp hàng năm tính theo số học sinh - sinh viên chính quy còn theo định mức cũ (từ năm 1998), nên kinh phí hoạt động còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, tuy được duyệt 70 biên chế CBGV-CNV nhưng chưa được cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho số biên chế được phê duyệt.