Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu 8_PhamThiNguyet_CHQTKDK1 (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Đội ngũ giảng viên

Chất lượng đào tạo là kết quả của tổng hòa nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng. Trong mỗi chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm, kiến thức và trình độ chuyên môn mà giáo viên được đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinh nghiệm giảng dạy mà giáo viên đã tích lũy.

Đội ngũ giảng viên là nhân tố được đề cập nhiều nhất trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Theo Luật giáo dục dạy nghề (2014): Giáo viên dạy nghề phải có tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe, đạt trình độ chuẩn về chuyên mộn nghiệp vụ. Giảng viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc song song cả 2 hình thức trên trong các cơ sở dạy nghề. Do đó, năng lực giáo viên dạy nghề ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến chất lượng đào tạo nghề.

Đào tạo nghề có nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, người học có trình độ văn hóa rất khác nhau (chưa có nghề, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến trình độ của đội ngũ giảng viên dạy nghề cũng rất đa dạng. Giảng viên dạy nghề luôn phải đáp ứng cả hai điều kiện đó là số lượng và chất lượng; có đủ số lượng để tận tình hướng dẫn, theo sát người học, có đủ chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho người học một cách có hiệu quả.

Trên thực tế cũng cho thấy giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Thầy cô là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sang tạo nghề nghiệp, là người luôn tích cực hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thành nhân cách và tác phong công nghiệp. Trong các buổi thực hành, thầy là người huấn luyện viên tận tụy, mẫu mực và bao dung. Vai trò của người giáo viên dạy nghề là trang bị kiến thực, hướng dẫn kỹ năng, tạo lập nhân cách cho người học. Người giáo viên dạy nghề trước hết phải yêu nghề, có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, có tài năng sư phạm và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học.

Từ các quan điểm trên và sự phân tích trên đây cho thấy, tiêu chuân để đánh giá một giáo viên dạy nghề cần có phải là: Kiến thức tốt, kỹ năng giảng dạy và truyền đạt tốt, muốn có được điền này lại cần có kinh nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, người giáo viên dạy nghề phải là người hòa nhã, thân thiện, biết cách lắng nghe, chia sẻ với người học. Một điều không thể thiếu đối với người làm công tác sư phạm đó là phẩm chất đạo đức hay còn gọi là sự tâm huyết đối với nghề.

Một phần của tài liệu 8_PhamThiNguyet_CHQTKDK1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w