8. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kế toán doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh theo quy định của chế độ kế
của chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trong phạm vi đề tài luận văn, tác giả xin phép trình bày nội dung kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính.
1.2.2.1. Kế toán doanh thu a) Chứng từ kế toán
- Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng các chứng từ: + Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại, hóa đơn GTGT (đối với DN tính thuế GTGT theo PP khấu trừ), hóa đơn bán hàng (đối với DN tính thuế GTGT theo PP trực tiếp), bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi, thẻ quầy hàng,…
+ Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng,…
+ Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại,…
- Kế toán doanh thu HĐTC sử dụng các chừng từ như: phiếu thu, báo có, giấy thông báo về cổ tức hoặc lợi nhuận được chia, các chứng từ nhận lãi được hưởng, các chứng từ về mua bán ngoại tệ và mua bán chứng khoán…..
b) Tài khoản sử dụng
Để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kế toán sử dụng các TK sau:
- TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Nội dung TK 511: TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn.
Để đáp ứng nhu cầu trình bày thông tin trong doanh nghiệp, doanh thu cần chi tiết như sau:
Doanh thu bán hàng hóa
Doanh thu bán các thành phẩm Doanh thu cung cấp dịch vụ Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Doanh thu khác
Trình tự hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Sơ đồ 1.1 )
Ngoài ra để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu kế toán sử dụng TK 521. - TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.
+ Nội dung TK 521: TK này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: CKTM,
giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. TK này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. TK này có 03 TK cấp 2: TK 5211 - CKTM, TK 5212 - Hàng bán bị trả lại, TK 5213 - Giảm giá hàng bán.
- Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
- Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
+ Khoản CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh CKTM, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì DN được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải CKTM, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành BCTC, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên BCTC của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải CKTM, bị trả lại sau thời điểm phát hành BCTC thì DN ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
- Bên bán hàng thực hiện kế toán CKTM theo những nguyên tắc sau:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản CKTM cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ CKTM) thì DN (bên bán hàng) không sử dụng TK này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ CKTM (doanh thu thuần).
+ Kế toán phải theo dõi riêng khoản CKTM mà DN chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ CKTM (doanh thu gộp).
- Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
+ Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì DN (bên bán hàng) không sử dụng TK này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
+ Chỉ phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do được chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...
Đối với hàng bán bị trả lại, TK này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
Kế toán phải theo dõi chi tiết CKTM, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), cung cấp dịch vụ. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang TK 511 - "doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.
Trình tự hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu (Sơ đồ 1.2 )
Kế toán doanh thu HĐTC sử dụng TK 515 – doanh thu hoạt động tài
chính(doanh thu HĐTC). TK này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu HĐTC khác của DN. Khi sử dụng TK này cần tôn trọng một số quy định sau:
- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu.
- Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá ngoại tệ bán ra và giá ngoại tệ mua vào.
- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà DN mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là
doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi DN mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó.
- Đối với khoản thu nhập từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, doanh thu được ghi nhận vào TK 515 là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc.
Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính (Sơ đồ 1.3 )
Kế toán thu nhập khác sử dụng TK 711 - thu nhập khác. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gồm thu nhập do thanh lý, nhượng bán; do vi phạm hợp đồng; các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;... Khi có khả năng chắc chắn thu được các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, kế toán phải xét bản chất của khoản tiền phạt để kế toán phù hợp với từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc:
+ Đối với bên bán: Tất cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng thu được từ bên mua nằm ngoài giá trị hợp đồng được ghi nhận là thu nhập khác.
+ Đối với bên mua: Các khoản tiền phạt về bản chất là khoản giảm giá hàng mua, làm giảm khoản thanh toán cho người bán được hạch toán giảm giá trị tài sản hoặc khoản thanh toán (không hạch toán vào thu nhập khác) trừ khi tài sản có liên quan đã được thanh lý, nhượng bán; Các khoản tiền phạt khác được ghi nhận là thu nhập khác trong kỳ phát sinh.
Ngoài ra còn sử dụng các TK liên quan khác như TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 131 “Phải thu khách hàng,...
Trình tự kế toán thu nhập khác (Sơ đồ 1.4 )
1.2.2.2. Kế toán chi phí a) Chứng từ kế toán
Kế toán GVHB sử dụng các chứng từ cơ bản sau: phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu nhập kho (trường hợp hàng bán bị trả lại), phiếu kế toán và các chứng từ tự lập khác có liên quan.
Kế toán Chi phí tài chính: Tùy thuộc vào khoản mục Chi phí tài chính phát sinh mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: phiếu chi, báo nợ ngân hàng, các chứng từ gốc liên quan (thông báo tỷ giá hối đoái, chứng từ về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ,…).
Đối với kế toán Chi phí bán hàng và Chi phí quản lýDN tùy thuộc vào các khoản mục Chi phí mà các chứng từ được lập và sử dụng khác nhau như: bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sảnCĐ, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu chi, báo nợ của ngân hàng,…
b) Tài khoản sử dụng
- Kế toán GVHB sử dụng TK 632 – “ Giá vốn hàng bán”
+ Nội dung TK 632: TK này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành SX của sản phẩm xây lắp (đối với DN xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, TK này còn dùng để phản ánh các liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; Chi phí sửa chữa; Chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); Chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư…
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng.
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có).
phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có) kể cả khi sản phẩm, hàng hóa chưa được xác định là tiêu thụ.
- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Trình tự hạch toán giá vốn hàng bán đƣợc khái quát (Sơ đồ 1.5 )
Để tập hợp và kết chuyển chi phí hoạt động tài chính xác định kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 635 – “Chi phí tài chính”.
- Kế toán Chi phí tài chính, kế toán sử dụng TK 635 - Chi phí tài chính. + Nội dung Tk 635: TK này phản ánh những khoản Chi phí HĐTC bao gồm các khoản Chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, Chi phí cho vay và đi vay vốn, Chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, Chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; - Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản; - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác; - Chi phí khác.
Trình tự kế toán chi phí tài chính (Sơ đồ 1.6)
- Để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 641 – “Chi phí bán hàng”
+ Nội dung TK 641: TK này dùng để phản ánh các Chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, Chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,... Các khoản Chi phí bán hàng không được coi là Chi phí tính thuế thu nhậpDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm Chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhậpDN để làm tăng số thuế thu nhậpDN phải nộp.
Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,...
Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Trình tự kế toán tập hợp chi phí bán hàng (Sơ đồ 1.7)
- Để phản ánh tình hình tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 642 – “Chi phí quản lý DN”.