8. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Doanh thu,chi phí và kết quả kinh doanh dưới góc độ kế toán quản trị
quản trị Phân loại doanh thu:
- Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, doanh thu kinh doanh bất động sản và thu nhập khác.
- Căn cứ vào phương thức bán hàng hoá, doanh thu của doanh nghiệp gồm: doanh thu bán hàng thu tiền ngay, doanh thu bán hàng người mua chưa trả, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu bán hàng đại lý (ký gửi), doanh thu chưa thực hiện (nhận trước).
- Căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, doanh thu được chia thành: doanh thu bán hàng hoá ra ngoài, doanh thu tiêu thụ nội bộ, doanh thu xuất khẩu và doanh thu nội địa.
Phân loại chi phí:
Dưới góc độ kế toán quản trị chi phí được coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ. Chi phí kinh doanh trong kế toán quản trị mang tính cụ thể nhằm xem xét hiệu quả của các bộ phận như thế nào. Chi phí trong kế toán quản trị được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại chi phí đều có ý nghĩa với các nhà quản trị trong quá trình kiểm soát các
loại chi phí, mặt khác các tiêu thức phân loại chi phí còn cung cấp thông tin cho mọi đối tượng bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau. Do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh cụ thể mà chi phí được chia ra thành các loại sau:
- Phân loại theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra, chi phí được chia ra thành: chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp là loại chi phí gồm cả yếu tố khả biến và bất biến.
- Phân loại theo tính chất của chi phí, chi phí được chia ra: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được. Trong đó: Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó còn chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó.
- Phân loại theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau: chi phí thích hợp, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm.