6.1. Quy trình quản lý đơn hàng
Gồm 3 bước:
Placement ( đặt hàng ) : khách hàng đặt hàng thông qua một hình thức tự động. Nhân viên bán hàng kiểm tra các chi tiết và xác nhận đơn hàng.
Fulfillment ( xử lý ): Nhân viên kho xác nhận chi tiết vận chuyển , tạo hóa đơn và hoàn thành đơn hàng - chọn , đóng gói và vận chuyển.
Inventory management ( quản lý tồn kho): mức tồn kho được theo dõi khi dao động với nhu cầu của cửa hàng.
Những vấn đề cần tránh:
Giao hàng chậm hoặc sai có thể làm mất uy tín của cửa hàng và khách hàng sẽ có thái độ không hài lòng đối với dịch vụ của cửa hàng.
Lỗi nhập dữ liệu;
Sai sót trong quy trình và hệ thống phần mềm cũ;
Thông tin hàng tồn kho không được cập nhật kịp trong quá trình đặt hàng có thể gây ra tình trạng khách đặt nhưng không có hàng gửi.
6.2. Phương pháp quản lý đơn hàng hiệu quả
Quản lý lượng hàng tồn kho
Lượng hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý đơn hàng. Nó giúp cửa hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tránh trường hợp sai sót hay chậm đơn hàng.
Sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng SAPO để hỗ trợ cho bộ phận kho.
Lọc đơn hàng
Nếu thuận lợi trong kinh doanh, cửa hàng có thể tiếp nhận hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng trong ngày. Mức độ phức tạp của các đơn hàng cũng ngày càng gia tăng. Do đó, cửa hàng cần lọc : đơn đã thanh toán, đơn hàng phải chuyển phát nhanh, đơn hàng khuyến mãi,....
Gia tăng hiệu quả giao nhận hàng
Một phương thức giao nhận hàng hiệu quả cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho cửa hàng. Khi khách hàng nhận được đơn hàng đúng thỏa thuận sẽ giúp giảm lượng đơn hàng hủy và đặc biệt làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng tạo dự uy tín cao cho cửa hàng.
Cửa hàng sử dụng vận chuyển qua các hình thức như : J&T express, viettel post
Gắn mã theo dõi
- Để nắm bắt được tình hình thực trạng đơn hàng sau khi được chuyển đi, cửa hàng cần 1 mã theo dõi từng sản phẩm, đơn hàng.
- Ngoài ra, một số ứng dụng cho phép khách hàng kiểm tra xem sản phẩm của mình đặt đã đi tới đâu , và bao lâu nữa sẽ nhận được hàng