Thành công và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung marketing của điểm đến du lịch ninh bình (Trang 33 - 36)

2.3.1.1. Thành công của công tác nghiên cứu thị trường:

- Ninh Bình đã nghiêm túc, quan tâm đến việc nghiên cứu thông tin, nhu cầu của du khách để từ đó xác định được mục tiêu phát triển cụ thể cho du lịch. Từ cuộc khảo sát, ta có thể thấy:

+ Tỉ lệ giới tính, độ tuổi khá đồng đều của du khách đến với Ninh Bình cho thấy du lịch của tỉnh đã thu hút được nhiều đối tượng khách ở các phân đoạn khác nhau.

+ Khách đến với Ninh Bình chủ yếu là qua nguồn thông tin Internet, người thân và sách báo. Qua đó có thể thấy Ninh Bình đã làm khá tốt công tác quảng bá hình ảnh du lịch của mình đến với du khách. Du khách có thể bắt gặp nhiều hơn về thông tin của tỉnh trên sách báo, các phương tiện truyền thông….

+ Khách đến Ninh Bình chủ yếu với mục đích du lịch và hình thức du lịch theo tour chiếm tỉ lệ cao cho thấy ngành du lịch của tỉnh bước đầu đã có những sự phát triển. Du khách biết đến Ninh Bình như một địa điểm du lịch hấp dẫn chứ không chỉ là điểm đến dừng chân tạm thời.

- Việc phân đoạn thị trường đã giúp tỉnh Ninh Bình có những thông tin cụ thể, những phân tích rõ ràng để đưa ra các chính sách marketing riêng cho từng đối tượng. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đã và đang xúc tiến xây dựng, phát triển rất nhiều điểm đến du lịch cho giới trẻ cũng như những du khách có độ tuổi trung niên, cao tuổi. Nhờ vào việc nghiên cứu kĩ lưỡng các chính sách marketing cho từng đối tượng mà các địa điểm hấp dẫn của tỉnh như Khu du lịch sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, hang Múa, đầm Vân Long,…. đã thu hút được lượng khách rất lớn, doanh thu đạt được từ du lịch của Ninh Bình năm 2019 lên đến 3.600 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2018. - Bên cạnh đó, mặc dù có kế hoạch mở cửa thị trường quốc tế, tuy nhiên, du lịch nội địa vẫn đóng vai trò chủ đạo trong bối cảnh bình thường mới. Vì vậy việc tỉnh Ninh Bình tập chung phát triển và đầu tư vào thị trường khách nội địa chính là một bước đi đúng đắn, đặc biệt là trong hoàn cảnh dịch Covid đang diễn biến phức tạp.

Thành công trong công tác nghiên cứu thị trường khách của Ninh Bình là tập chung vào thu hút khách nội địa, thành công này được thể hiện qua những kết quả khá nổi bật của du lịch tỉnh: Năm 2019, tỉnh Ninh Bình đã đón 7.650 nghìn lượt khách trong đó lượt khách nội địa là 6.740 nghìn lượt chiếm 88,1% tổng số lượng khách. Đến năm 2020, do tình hình dịch bệnh nên ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề và tỉnh Ninh Bình cũng không tránh khỏi tình trạng đó, tổng lượt khách của tỉnh giảm xuống còn 2.800 lượt, trong đó khách nội địa vẫn chiếm chủ yếu với 2.600 lượt khách tương đương 92,86%.

2.3.1.2. Thành công của xác định thị trường mục tiêu:

- Ninh Bình đã thành công trong việc xác định thị trường và bước đầu thu hút được thị trường khách quốc tế, đặc biệt là tập khách có khả năng chi trả cao như Pháp, Anh, Đức, Úc… chiếm tỉ lệ cao. Đem đến hiệu quả kinh tế về du lịch tăng mạnh những năm gần đây thể hiện tổng thu từ du lịch tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

2.3.1.3. Thành công trong triển khai các hoạt động marketing

- Nhờ các hoạt động marketing mà các khu, điểm du lịch tại Ninh Bình được nâng lên về chất lượng. Hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn đang dần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; các điểm vui chơi, giải trí đang được quan tâm đầu tư mở rộng. Lượng khách đến với Ninh Bình ngày một tăng. Thu nhập của người dân từ các hoạt động liên quan đến du lịch cũng được cải thiện đáng kể so với trước… Hiện nay, du lịch đã dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Hoạt động triển khai phát triển sản phẩm du lịch mang lại nhiều lợi ích về mặt bảo tồn và phát triển cộng đồng. Trước hết, nó góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa và lịch sử thông qua sự kết nối, tham gia của người dân trong cộng đồng. Thứ hai, thông qua việc tham gia vào các hoạt động du lịch và được giới thiệu về các di tích lịch sử của địa phương, người dân sẽ biết rõ hơn về lịch sử và truyền thống góp phần tạo dựng niềm tự hào, giá trị văn hóa địa phương.

- Các hoạt động xúc tiến, quảng bá đã giúp du lịch Ninh Bình phát triển khá nhanh, thu hút được hàng chục dự án từ nguồn vốn ngân sách, vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân phát triển du lịch. Điển hình là doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường; Công ty cổ phần Inconess đầu tư 100 triệu USD xây dựng khu du lịch hồ Đồng Thái, huyện Yên Mô; Công ty cổ phần Du lịch Cúc Phương đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở huyện miền núi Nho Quan; nhiều doanh nghiệp khác đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở lưu trú. Các dự án đầu tư vào các khu, điểm du lịch như: Khu du

lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Tràng An, Thung Nham, Hang Múa; các nhà hàng, khách sạn có quy mô lớn…

- Với những nỗ lực thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình. Trong đó, một mặt tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website, các mạng xã hội, nền tảng số; tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo, các hội nghị xúc tiến ở các tỉnh, các thị trường khách du lịch trọng điểm. Hiện nay, vị thế, hình ảnh du lịch Ninh Bình đã được định hình. Ninh Bình đã lọt vào danh sách bình chọn của nhiều chuyên trang du lịch quốc tế. Đặc biệt, từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa, Thiên nhiên thế giới thì giá trị thương hiệu du lịch Ninh Bình cũng được nâng tầm. Ninh Bình cùng với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, tạo thành tứ giác phát triển mới của du lịch phía Bắc.

- Việc quan tâm, bảo tồn, phát huy giá trị của các sản phẩm du lịch đã tác động tích cực đến phát triển du lịch và việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình trên trường quốc tế. Điều đó góp phần cho tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng du lịch, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống mức thấp nhất; tạo việc làm từ du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng. Riêng năm 2020, cho dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch Ninh Bình vẫn giải quyết được việc làm cho 21.000 lao động.

- Những hoạt động quan hệ công chúng được xác định là kênh thông tin hữu ích cung cấp thông tin, giới thiệu, quảng bá các hoạt động, sự kiện nổi bật thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, giáo dục của tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư, phát triển văn hóa, giới thiệu con người, vùng đất cố đô tới bạn bè trong nước và quốc tế…

Nguyên nhân của thành công:

- Có được những thành công như vậy tại điểm đến du lịch Ninh Bình là do tỉnh đã rất chú trọng trong việc theo dõi tình hình, nghiên cứu thực tế nhu cầu của khách du lịch, sát sao trong khâu tổ chức các hoạt động marketing; Không ngừng khai thác, nghiên cứu những thế mạnh để phát triển du lịch của tỉnh.

- Luôn tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh và chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ du khách. Đồng thời quan tâm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên việc khai thác các giá trị di sản, văn hóa truyền thống một cách bền vững nhằm tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn riêng của địa phương và phù hợp với nhu cầu của các thị trường khách, đặc biệt là khách nội địa.

- Bằng những chủ trương, chính sách đồng bộ, những giải pháp cụ thể về xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, về đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng sản phẩm du lịch, việc phát triển thị trường, đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch; về chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; nâng cao nhận thức cộng đồng và giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch… đã tạo nên những tác động tích cực đến phát triển du lịch và việc marketing, xây dựng hình ảnh, thương hiệu của du lịch Ninh Bình trong nước và quốc tế.

- Ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình cũng tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư mở rộng hợp tác kinh tế, liên kết vùng và ưu tiên thu hút phát triển các trung tâm thương mại, mua sắm, khu vui chơi, dịch vụ giải trí du lịch quy mô lớn… Đồng thời, tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị tự nhiên, giá trị văn hóa, đặc biệt là giá trị của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, các di tích lịch sử - văn hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với phát triển văn hóa.

- Song song với đó là quảng bá tiềm năng, lợi thế của du lịch Ninh Bình để đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Ngành Du lịch cũng đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành để xây dựng các tour, tuyến du lịch trong vùng và phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tổ chức khảo sát sản phẩm phục vụ du lịch, kết nối các địa điểm du lịch của địa phương thông qua ứng dụng công nghệ thông tin…

- Bên cạnh đó, Sở Du lịch tăng cường hợp tác công - tư, hợp tác quốc tế để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất và các dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn cũng như tiếp tục phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của tỉnh; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch mới, chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế. Song song với đó, ngành Du lịch chủ động triển khai, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa hình ảnh du lịch Ninh Bình ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi và tiếp tục được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

- Các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh đã vận dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch với mong muốn kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh với nhau và với các tỉnh lân cận; đa dạng hóa các loại hình du lịch nhằm thu hút du khách...

Một phần của tài liệu Phân tích nội dung marketing của điểm đến du lịch ninh bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)